Trang

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Khách đến đăng ký doanh nghiệp nhiều

Trong nửa tháng vừa qua khách thành lập công ty rất nhiều tại Topiclaw, các chuyên viên của Topiclaw đã phải làm việc quá giờ để giải quyết các hồ sơ còn tồn đọng.

Khách hàng dường như có xu hướng thành lập các công ty con, công ty nhỏ để chia sẻ sự rủi ro cho công ty mẹ, loại hình doanh nghiệp thích hợp nhất là công ty tnhh ! đây là một trong những loại hình phổ biến hiện nay  và chỉ đứng sau công ty tư nhân.

Một trong những loại hình doanh nghiệp hiếm hoi hơn là công ty hợp danh cũng được thành lập tại Topiclaw trong thời gian vừa qua, điều đáng chú ý là công ty hợp danh này là do hai luật sư đứng ra mở, nhưng vì chưa kịp về nước làm các thủ tục nên nhờ Topiclaw giúp !

+Nguyễn Quang Hiển ghi chép !

Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp

Công bố bông y tế, nhận được hợp đồng mới

Công bố sản phẩm là một trong những dịch vụ mà khó các doanh nghiệp khác vượt qua được Topiclaw về chất lượng và uy tín, chúng tôi có cung cấp dịch vụ công bố bông y tế cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Vừa qua, được trực tiếp thụ lý hồ sơ của một doanh nghiệp trong nước chuyên sản xuất các sản phẩm y tế, +Nguyễn Linh đã ký được hợp đồng công bố bông y tế, công ty này chuyên cung cấp các sản phẩm bông gạc cho các bệnh viện thuộc miền Nam, và xuất khẩu đi các nước khác.

Topiclaw vẫn sẽ là nhà tư vấn công bố sản phẩm lớn nhất cả nước, nếu bạn cần công bố bông có thể liên hệ tới chuyên viên của chúng tôi !

+Nguyễn Quang Hiển  ghi chép !

Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp

Bảo vệ quyền đối với kiểu dáng công nghiệp

Làm thế nào để bảo vệ quyền của bạn khi kiểu dáng công nghiệp của bạn bị bắt chước, sao chép hoặc vi phạm ?

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề phức tạp và tốt hơn hết bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp chuyên môn của luật sư sở hữu trí tuệ có thẩm quyền. Điều quan trọng là bạn phải luôn ghi nhớ rằng trách nhiệm xác định và hành động chống lại việc làm nhái hoặc vi phạm một kiểu dáng công nghiệp thuộc về chủ sở hữu kiểu dáng. Nói cách khác, bạn có trách nhiệm giám sát việc sử dụng kiểu dáng của mình trên thị trường, xác định những người làm nhái hoặc làm giả kiểu dáng và quyết định bằng cách nào và khi nào thì hành động chống lại họ.

Thông thường, luật sư sở hữu trí tuệ là người có thể cung cấp cho bạn các thông tin về khả năng tiến hành các hành vi pháp lý chống lại những người làm nhái, vi phạm và làm giả kiểu dáng công nghiệp tại nước của bạn và đưa ra cho bạn những lời khuyên về cách giải quyết tranh chấp.

Khi bạn tin chắc là đã có vi phạm kiểu dáng của mình, bước đầu tiên bạn có thể lựa chọn là gửi một “bức thư cảnh cáo và yêu cầu chấm dứt vi phạm” thông báo với người vi phạm về xung đột có thể xảy ra giữa kiểu dáng của họ với quyền độc quyền của bạn. Bạn nên nhờ tới sự giúp đỡ của luật sư để soạn thảo bức thư này. Nếu việc vi phạm vẫn tiếp tục, có thể bạn cần phải khởi kiện người vi phạm đó.

Nếu bạn biết địa điểm vi phạm, bạn có thể thực hiện đột nhập bất ngờ bằng cách xin lệnh khám xét và tịch thu (thường là của toà án có thẩm quyền hoặc cảnh sát) để tiến hành một cuộc khám xét mà không phải báo trước cho công ty/cá nhân bị phát hiện có hành vi vi phạm.

Để ngăn chặn việc nhập khẩu hàng vi phạm, ở nhiều nước có quy định về các biện pháp biên giới mà chủ sở hữu kiểu dáng có thể sử dụng thông qua các cơ quan hải quan quốc gia.

Quy tắc chung là nếu xác định được vi phạm, bạn nên nhờ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp.

Bảo hộ quốc tế kiểu dáng

Năm 2001, mười hãng có số đơn lớn nhất nộp theo hệ thống La Hay về nộp lưu quốc tế kiểu dáng công nghiệp là Swatch, Interior, Sony Overseas, Hemès, Daimaler Chryler, Nokia, Villeroy + Boch A.G, Moulinex, Philips Electronics và Salomon. Trong năm này (2001), hãng có số đơn nộp lớn nhất là tập đoàn Swatch đã nộp 103 đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp thông qua Hệ thống La Hay. Kiểu dáng khác biệt của đồng hồ của hãng được coi là yếu tố quyết định tác động đến sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm của hãng. Về vấn đề này, những công ty như tập đoàn Swatch đã đầu tư nhiều tiền của và kỹ năng chuyên môn để phát triển thành công kiểu dáng của mình và đảm bảo quyền độc quyền của họ trong việc khai thác kiểu dáng bằng việc đăng ký ở nhiều nước.

+Nguyễn Quang Hiển ghi chép !

Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Thương hiệu trong kinh doanh hiện đại

Tại sao lại cần có thương hiệu?


Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức.

Nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam !

Thương hiệu-theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

Thương hiệu được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất. Lưu ý phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu. Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng ông ta có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ, Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa: Innova, Camry...

Như vậy thương hiệu cho sản phẩm của công ty là rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Xây dựng được thương hiệu tốt sẽ đạt được hiệu quả kinh doanh tôt, là điều mà bất cứ một nhà lãnh đạo nào cũng quan tâm.

Thương hiệu được xây dựng dựa trên hàng hoá. Hãy hiểu hàng hoá ở đây theo một nghĩa rộng cho dù nó là một cây kim sợi chỉ, hay dịch vụ cung cấp việc làm, một tour du lịch, một chương trình quảng cáo …nhưng sẽ ra sao nếu người tiêu dùng cuối cùng không nhận biết được hết về hàng hoá. Theo Richard Moore thì sản phẩm là bất kỳ sản phẩm của quá trình sản xuất hoặc dịch vụ nào mà được bán theo cách mà, vào lúc mua, người mua sẽ nhận ra được ai là nhà sản xuất.

Một sản phẩm có thể là một sáng tạo độc đáo như một chiếc ghế chẳng hạn, hoặc có thể chỉ đơn giản là một ký gạo thông thường được đóng gói một cách độc đáo.

Sản phẩm mang giá trị. Giá trị này được đánh giá dựa trên giá trị sử dụng và các yếu tố khác có trên sản phẩm mà ta gọi chung truyền thông marketting xung quanh sản phẩm nhằm tạo hình ảnh cho sản phẩm. Hoạt động marketting hướng vào khách hàng mục tiêu để từ đó nâng cao vị thế sản phẩm và tạo ra thương hiệu.

Nhưng để đạt đến tầm thương hiệu khi mà nhận thức về hàng hoá đã đến mức đỉnh điểm, nó như là sự thán phục và tôn trọng đối với sản phẩm trong khi lựa chọn sản phẩm phù hợp chỉ là cảm giác phù hợp vừa đủ… Tuy nhiên hàm lượng về chất lượng là cao nhất, khi nghĩ tới thương hiệu là nghĩ tới chất lượng tuyệt vời so với các sản phẩm khác.

Vậy thương hiệu là gì?


Thương hiệu thể hiện bản chất của bạn nhưng cũng không phải là chính ban. Thương hiệu không phải là phản ánh 100% bạn do sự chủ quan cũng như tư tưởng cá nhân sẽ chiếm số nhiều trong việc quyết định đưa ra thương hiệu nhưng cũng không phải không thành công nhưng chỉ một số ít có tầm quốc tế. Còn chủ yếu có quy mô địa phương nhỏ lẻ…

Thương hiệu cũng không phải là một cái tên hay, một logo đẹp…nó được tạo ra sau cả một quá trình tích luỹ “nội lực” cho sự nhận biết về hàng hoá, nhằm vào một lĩnh vực nhất định như Cocacola cho nước giải khát, Toyota cho xe hơi, P/S cho kem đánh răng,

Một khi đã có thương hiệu đó là một thẻ thông hành vô hình để sản phẩm tới tay người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất. Nó giúp bảo vệ hàng hoá và giúp bạn mở rộng mục tiêu theo các tác động dây chuyền. Cocacola thống trị nước giải khát thế giới, Toyota có mặt ở khắp mọi nơi ….

Không có một định nghĩa chính xác


Thương hiệu là một khái niệm trừu tượng thể hiện sự nhận biết đối với sản phẩm hàng hoá của người tiêu dùng thông qua các đánh giá trong nhận thức và cảm nhận …Thương hiệu thể hiện sự liên kết,sự phổ biến. Thương hiệu là cảm nhận.

Thương hiệu quan trọng như vậy thì Xây dựng thương hiệu như thế nào?


Thương hiệu tạo ra được như đã nói đó chính là những cảm nhận tốt, ấn tượng đặc biệt về sản phẩm. Vậy làm thế nào để có những cảm nhận, ấn tượng ấy?

Các thương hiệu mạnh được tạo ra như thể thao thì có Nike, Adidas, .. công nghệ thông tin thì có Microsoft, Dell, ôt ô có BMW,  Toyota… dịch vụ như vận chuyển DHL, Fedex ..ta luôn có những ấn tượng tốt vì chất lượng cao, uy tín và phục vụ hoàn hảo. Tuy nhiên đó là những thương hiệu được hình thành đã hàng thập kỷ. Còn VN với thời gian ngắn ngủi ta có thể có những bài học rút ra trong quá trình phát triển thươgn hiệu để đưa ra quyết định và có phương án tối ưu.

Chọn tính cách cốt lõi cho thương hiệu


Các thương hiệu thành công đều có tính cách riêng. Một nghiên cứu của Mỹ về 60 thương hiệu thành công cho thấy chúng gắn với tính cách cụ thể như “chân thành”, “cởi mở”, “đáng tin”. “gợi cảm”, và “phong trần”.

Vậy nên đi theo những yếu tố độc đáo trong sản phẩm để làm nên thương hiệu, đánh vào sự mong muốn của khách hàng. Để có được điều này phải có một nghiên cứu bài bản về thị trường và xác định đối tượng mục tiêu, từ đó xây dựng hình ảnh thương hiệu hấp dẫn trong con mắt người tiêu dùng.

Tạo biểu tượng kép cho thương hiệu


Cũng theo Moore, tên thương hiệu và mẫu logo là hai yếu tố hình ảnh dễ nhận biết nhất đối với thương hiệu.

Ví dụ: Miss Saigon đã nói lên phần nào sự duyên dáng ( giành cho phái nữ)

Bảo Tín Minh Châu thể hiện sự tin tưởng cũng như uy tín, trung thực. …

Thương hiệu đựoc thể hiện hữu hình bởi thiết kế logo, tên thương hiệu thì thiết kế ấn tượng ở dây phụ thuộc chủ yếu vào màu sắc cũng như kiểu chữ để tạo ấn tượng và dễ ghi nhớ; Thông thường thì chỉ chọn 2,3 màu và phông chữ tạo cảm giác “nào đó” khi nhìn thấy.






Phổ biến thương hiệu


Đó là các cách truyền thông đối với thương hiệu đã xây dựng nhằm tạo cho mọi người ấn tượng. Bao gồm truyền thông tĩnh (thống nhất trên một thiết kế tại các văn bản, tài liệu…) và truyền thông động (trên các phương tiên thông tin, internet, để truyền bá, cập nhật thương hiệu).

Tuy nhiên yếu tố văn hoá cũng không nên xem thường. Những biểu tượng liên quan đến quốc gia hay khu vực hoặc thậm chí địa phương lại là những yếu tố quan trọng tạo nên thương hiệu. Vậy không nên coi thương hiệu chỉ ở tầm hoạt động kinh tế kinh doanh. Đặc biệt trong thời kỳ toàn cầu hoá, việc giữ gìn bản sắc dân tộc lại là một xu hướng trong thế “giằng co” với sự “thống nhất” cả về kinh tế lẫn văn hoá.


  • Táo quân tại gia đình
  • Thần linh tại từ miếu
  • Văn minh tại thị trường.
  • Mà văn hoá gắn liền với văn minh.


Làm thế nào để duy trì thương hiệu  một khi đã xây dựng thành công


Thương hiệu có các nguy cơ sau: lạc hậu, không giữ được tính cách đề ra, và do ý chí chủ quan muốn thay đổi. Nhìn nhận vào các nguy cơ đó ta thấy rõ phải làm như thế nào?!

Luôn luôn đổi mới để không bị lạc hậu và lãng quên bằng các biện pháp truyền thông “nhắc nhở”, phải giữ được tính cách đặ trưng mà tạo được ấn tượng đặc biệt với người tiêu dùng, và không được chủ quan khi đưa ra quyết định với thương hiệu

Thận trọng khi mở rộng thương hiệu: Rõ ràng thương hiệu tạo ra sẽ tạo tiền đề tốt khi muốn mở rộng theo ngành hàng, theo nhóm hàng…có liên quan hoặc không liên quan. Tuy nhiên có thể nó sẽ dẫn đến việc hạ thấp giá trị thương hiệu. Phải giữ được tính cách đặc trưng. Có những thương hiệu tồn tại hàng chục năm mà không thay đổi hoặc mở rộng, không phải vì họ lười biếng.

Trong quá trình hiện tại, nhiều nhà lãnh đạo đã quên đi một việc rất đơn giản là hợp thức hoá thương hiệu. Đó là bài học đắt giá khi tham gia vào quá trình hội nhập.

Vậy bạn nên


Nếu bạn có một thương hiệu mà vẫn chưa đăng ký logo tại VN hay bát kỳ nước nào mà bạn dự định kinh doanh thì hãy đăng ký ngay.
Nếu bạn đang tạo một thương hiệu thí tìm hiểu xem nó đã bị đăng ký tại nước nào chưa?!?
Thuê tư vấn và luật sư về thương hiệu để có thể lựa chọn dễ dàng trong khi ngỳa mộ khó khăn trong việc tạo ra thương hiệu mới… VN chưa quen nhiều với việc bỏ ra những chi phí này. Tuy nhiên tôi có một lời khuyên: Đó không phải là một chi phí mất trắng.

+Nguyễn Quang Hiển ghi chép !


Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Đăng ký nhãn hiệu cho các doanh nghiệp

Dạo gần đây ban tư vấn nhận được rất nhiều các hợp đồng liên quan tới sở hữu trí tuệ, trong đó phải nói đến đăng ký nhãn hiệu của Topiclaw.

Ở nước ngoài, khái niệm phong cách kinh doanh tương ứng với thuật ngữ “corporate identity” của giới quản trị và thuật ngữ “trade identity” của giới pháp lý. Pháp luật về việc bảo hộ phong cách kinh doanh (trade identity gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh) tập trung điều chỉnh việc sử dụng các chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá và dịch vụ, điều kiện cung cấp hàng hoá và dịch vụ tương ứng với mảng luật về chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp trong pháp luật cạnh tranh của Việt Nam.


Để đăng ký thương hiệu thành công phải kể đến vai trò to lớn của quản trị doanh nghiệp. Một cách vắn tắt, có thể định nghĩa hoạt động quản trị thương hiệu trong cách tiếp cận trên đây bao gồm ba mặt hoạt động chính: (i) quản trị các quan hệ giao tiếp với hàng loạt các đối tác khác nhau (trong đó có quan hệ với khách hàng thông qua các nhãn hiệu) để góp phần xác lập các tài sản vô hình cho doanh nghiệp; (ii) vận dụng tối ưu các tài sản vô hình đó trong chiến lược kinh doanh để củng cố hệ thống biểu tượng (symbolism) của doanh nghiệp (bao gồm thương hiệu, lô-gô, tập nhãn hiệu và phong cách kinh doanh); (iii) quản trị nhất quán hoạt động truyền thông đối với hệ biểu tượng của doanh nghiệp để khắc hoạ hình ảnh và định vị doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh. Đăng ký thương hiệu còn giúp doanh nghiệp đó khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong lòng khách hàng.
Anh +Lại Cao Sơn sẽ là người trực tiếp tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan tới đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp !

+Nguyễn Quang Hiển ghi chép !

Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình phổ thông

Không biết các đơn vị tư vấn khác có thống kê khác không, nhưng theo như Topiclaw thống kê và đánh giá thì doanh nghiệp tư nhân là một trong những loại hình doanh nghiệp được ưa chuộng nhất, khách hàng thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Topiclaw là đáng kể, lấn át các loại hình doanh nghiệp khác.

Loại hình doanh nghiệp tư nhân có ưu điểm và nhược điểm riêng của nó, việc thành lập doanh nghiệp tư nhân phù hợp với các cá nhân muốn lập nghiệp và thông thường không có người góp vốn chung.

Vì doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn tới các khoản nợ của doanh nghiệp và không có tư cách pháp nhân nên trong làm ăn thường uy tín hơn các loại hình doanh nghiệp khác.

Không giống như công ty tnhh, công ty tư nhân không có khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh.

+Nguyễn Quang Hiển ghi chép !

Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp

Chào mừng bạn Thanh cộng tác với Topiclaw !

Hôm qua là một hôm vui .... như mọi hôm :D Topiclaw rất hân hạnh được chào đón bạn +Thanh Nguyễn đến công ty làm cộng tác viên.

Bạn Thanh sẽ làm công việc tư vấn sở hữu trí tuệcông bố sản phẩm, trợ giúp các bạn khác gồm: +Nguyễn Linh  và +Phạm Hằng  cùng với bạn +Nguyễn Phương Yên .

Blog cá nhân của bạn Thanh sẽ cập nhật cùng với Blog luật của Topiclaw ! các bạn ghé chơi nha !

+Nguyen Dinh ghi chép !



Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp

Công bố hồng sâm, dịch vụ công bố của Topiclaw

Công bố sản phẩm là dịch vụ tốt nhất của Topiclaw, các sản phẩm được công bố rất nhiều tại công ty của chúng tôi trong đó có sản phẩm Hồng Sâm.

Hồng sâm và các sản phẩm từ Sâm thông thường về Việt Nam sẽ là thực phẩm chức năng, không phải thuốc cũng chả phải thực phẩm. Việc công bố thực phẩm chức năng không là đơn giản đối với đa số các doanh nghiệp trong nước, nên việc liên hệ dịch vụ là việc làm vừa tiết kiệm thời gian và công sức cho doanh nghiệp.

Topiclaw vẫn mạnh nhất về công bố sản phẩm, nếu bạn có nhập khẩu các sản phẩm Hồng Sâm hoặc Sâm hãy liên hệ ngay tới TOpiclaw để được làm các thủ tục và hồ sơ công bố ...

+Nguyễn Quang Hiển ghi chép !

Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Topiclaw nhận làm sổ hộ khẩu

Để có được trên tay sổ hộ khẩu không phải là việc quá khó, nhưng trong cuộc sống bộn bề việc công sở thì bạn lại cần tới dịch vụ làm sổ hộ khẩu của chúng tôi hơn cả.

Topiclaw là nhà cung cấp dịch vụ duy nhất trên cả nước, dịch vụ tư vấn làm sổ hộ khẩu và sổ đỏ của chúng tôi đã giúp không biết bao nhiêu là cá nhân có được trên tay sổ hộ khẩu.

Tác dụng của sổ hộ khẩu thì nhiều lắm, có thể là vay tiền ngân hàng cần nó, hoặc việc làm yêu cầu có sổ hộ khẩu Hà Nội, hoặc nhiều lý do khác, nếu bạn đang cần làm sổ hộ khẩu có thể liên hệ tới Topiclaw nhé !

+Nguyễn Linh ghi chép !

Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Dịch vụ thành lập công ty liên doanh


Dịch vụ thành lập công ty liên doanh. Khách hàng làm dịch vụ thành lập công ty liên doanh tại Topiclaw sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí của công ty như:

1. Tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến hoạt động đăng ký Thành lập công ty như:
- Tư vấn Mô hình và Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp;
- Tư vấn Phương thức hoạt động và điều hành;
- Tư vấn pháp lý về Mối quan hệ giữa các chức danh quản lý;
- Tư vấn Quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông;
- Tư vấn Tỷ lệ và phương thức góp vốn;
- Tư vấn Phương án chia lợi nhuận và xử lý nghĩa vụ phát sinh;
- Tư vấn Các nội dung khác có liên quan.

2. Topiclaw sẽ đại diện hoàn tất các Thủ tục thành lập công ty liên doanh  cho khách hàng, cụ thể:
- Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Topiclaw sẽ tiến hành soạn hồ sơ đăng ký Thành lập công ty liên doanh cho khách hàng;
- Đại diện lên Sở kế hoạch và Đầu tư để nộp Hồ sơ đăng ký Thành lập công ty liên doanh cho khách hàng;
- Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở KH-ĐT, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Đại diện nhận kết quả là Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh tại sở KH-ĐT cho khách hàng;
- Tiến hành thủ tục khắc con dấu cho Doanh nghiệp;
- Tiến hành thủ tục đăng ký Mã số Thuế và Mã số Hải quan cho Doanh nghiệp.
3. Dịch vụ hậu mãi cho khách hàng:
Ngoài các dịch vụ ưu đãi trên, sau khi thanh lý hợp đồng dịch vụ Topiclaw vẫn tiếp tục hỗ trợ khách hàng một số dịch vụ ưu đãi như:
- Tư vấn soạn thảo nội quy, quy chế công ty;



Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp

Thủ tục mở công ty


Thủ tục mở công ty như thế nào , mở công ty theo đúng quy định của pháp luật ?


I. KHÁI QUÁT CHUNG

Việc mở công ty, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty thuộc mọi thành phần kinh tế áp dụng theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trường hợp đặc thù liên quan đến việc mở công ty, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty được quy định tại Luật khác thì áp dụng theo quy định của Luật đó.

Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật doanh nghiệp thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế.




II. THỦ TỤC MỞ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

Thủ tục mở công ty TNHH cần phải hoàn thành những giấy tờ sau:

1. Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ theo đúng thủ tục mở công ty trách nhiệm hữu hạn gồm có:

1.1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.

1.2. Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền.

1.3. Danh sách thành viên lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên phải có:

1.3.1 Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với thành viên sáng lập là cá nhân, Các giấy tờ chứng thực cá nhân có thể gồm các giấy tờ sau:

1. Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam ở trong nước.

2. Thủ tục mở công ty TNHH đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài cần phải có một số giấy tờ còn hiệu lực sau đây:

a) Hộ chiếu Việt Nam;

b) Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau:

- Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam;

- Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam;

- Giấy xác nhận đăng ký công dân;

- Giấy xác nhận gốc Việt Nam;

- Giấy xác nhận có gốc Việt Nam;

- Giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam;

- Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

3. Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

4. Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.

1.3.2 Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác, bản sao hợp lệmột trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền (xem các giấy tờ cá nhân tại mục trên) và quyết định uỷ quyền tương ứng đối với thành viên sáng lập là pháp nhân.

1.4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

1.5. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp (là những người quản lý doanh nghiệp) nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

1.6. Giấy giới thiệu (hoặc giấy uỷ quyền) của người nộp hồ sơ.

2. Thụ lý hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

- Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật doanh nghiệp.

- Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

3. Ký nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Khi nhận được thông báo về việc được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp có mặt tại phòng đăng ký kinh doanh, ký nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

4. Đăng ký mã số thuế cho doanh nghiệp

- Nếu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký thuế thì thời điểm nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành kê khai tờ khai đăng ký mã số thuế. Thời điểm nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời với việc nhận mã số thuế (Số đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp);

- Trong trường hợp khác, việc đăng ký mã số thuế được tiến hành sau khi doanh nghiệp đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Theo đó, cần kê khai các thông tin tại tờ khai đăng ký thuế, người đại diện theo pháp luật của công ty ký tờ khai, nộp tại bộ phận tiếp nhận tờ khai của Cơ quan thuế, tiếp nhận phiếu hẹn.

Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có mặt để nhận giấy chứng nhận đăng ký thuế (tuỳ từng địa phương, doanh nghiệp có thể cử người đại diện thay mặt lên nhận)

5. Đăng ký khắc dấu

- Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành thủ tục khắc dấu tại đơn vị có chức năng khắc dấu, nhận phiếu hẹn trả dấu;

- Đến thời điểm trả dấu, người đại diện theo pháp luật của công ty có mặt tại cơ quan công an trả dấu để thực hiện thủ tục nhận dấu.

6.Thực hiện các thủ tục trước khi hoạt động

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, GIấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, Dấu công ty, doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục:

6.1 Đăng bố cáo hoạt động:Theo quy định tại Điều 28 Luật doanh nghiệp, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, công ty phải đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong 3 số liên tiếp

6.2 Thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính: Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Doanh nghiệp: Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

6.3 Hoàn thiện hồ sơ pháp lý của công ty: Bầu các chức danh, các vị trí quản lý công ty

Ngoài ra, các thủ tục mở công ty khác, xin tham khảo các quy định của pháp luật Doanh nghiệp, pháp luật kế toán…để biết thêm thông tin chi tiết.

Nếu quý vị có nhu cầu sử dụng dịch vụ mở công ty của chúng tôi. Xin vui lòng liên hệ để được tư vấn.


Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp

Thành lập doanh nghiệp tư nhân


Thành lập doanh nghiệp tư nhân đang là ý tưởng trong đầu bạn?
Nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay công ty TNHH? Chúng tôi có ý tưởng về việc thành lập doanh nghiệp tư nhân với mục đích bắt đầu việc kinh doanh
I. Tư vấn trước khi lựa chọn thành lập doanh nghiệp tư nhân:
-           Tư vấn mô hình và Cơ cấu tổ chức khi thành lập doanh nghiệp tư nhân.
-           Tư vấn phương thức hoạt động và điều hành.
-           Tư vấn về vốn đầu tư ban đầu, vốn pháp định, vốn điều lệ…
-           Tư vấn cách đặt tên doanh nghiệp, tên viết tắt phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của hoạt động kinh doanh và tiến hành tra cứu tên doanh nghiệp.
-           Tư vấn về đăng ký ngành nghề Đăng ký kinh doanh (lựa chọn, sắp xếp ngành nghề và dự tính ngành nghề kinh doanh sắp tới).
-           Tư vấn những điều kiện trước khi thành lập, những điều kiện sau khi thành lập đối với nghành nghề đăng ký kinh doanh.
-           Tư vấn chi tiết cho doanh nghiệp các vấn đề về thuế, các nghĩa vụ về tài chính sau khi đăng ký kinh doanh và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
-           Tư vấn về cơ cấu nhân sự, quyền hạn, nghĩa vụ của các cổ đông trong công ty.
II. Hoàn thiện hồ sơ đăng ký kinh doanh:
  • Biên bản về việc họp các sáng lập viên trước thành lập.
  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.
  • Soạn thảo Điều lệ công ty.
  • Soạn thảo danh sách cổ đông.
  • Giấy ủy quyền.
  • Các giấy tờ khác có liên quan.
III. Đại diện thực hiện các thủ tục:
  • Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
  • Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp.
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu và liên hệ khắc dấu cho doanh nghiệp.
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và Dấu công ty.
  • Tiến hành thủ tục đăng ký Mã số Thuế.
III. Quyền lợi sau thành lập doanh nghiệp tư nhân:
  • Hướng dẫn miễn phí và cung cấp bộ hồ sơ mua hóa đơn doanh nghiệp.
  • Soạn thảo hồ sơ pháp lý cho doanh nghiệp.
  • Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu.
  • Tư vấn thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu.
  • Tư vấn thiết kế website doanh nghiệp.
  • Tư vấn quản lý nhân lực, hợp đồng lao động.
  • Tư vấn quảng cáo phát triển thương hiệu trên môi trường internet.
  • Tư vấn về miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Hướng dẫn các thủ tục trước khi hoạt động tại trụ sở công ty.

Bạn muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân , mọi chi tiết về thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân xin liên hệ.

Cách thành lập công ty


Cách thành lập công ty như thế nào? Đây là nỗi boăn khoăn rất lớn khi bạn đang có ý tưởng  muốn thành lập công ty vậy Thành lập công ty cần điều kiện gì?  Tất cả các câu hỏi đó sẽ được trả lời khi bạn đến với dịch vụ tư vấn thành lập công ty của Topiclaw. Đến với dịch vụ tư vấn cách thành lập công ty của Topiclaw bạn sẽ được tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến hoạt động thành lập công ty như: Điều kiện thành lập công ty, cách thành lập công ty, thủ tục thành lập công ty…Dịch vụ tư vấn cách thành lập công ty của Topiclaw đảm bảo làm thủ tục nhanh chóng, an toàn với chi phí dịch vụ thấp nhất.

TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI Topiclaw:
Khách hàng tư vấn cách thành lập công ty tại Topiclaw sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí của công ty như:
1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động Thành lập công ty:
Topiclaw sẽ tư vấn cho khách hàng toàn bộ hành lang pháp lý liên quan đến vấn đề thành lập, quản lý công ty như:
- Tư vấn Mô hình và Cơ cấu tổ chức công ty;
- Tư vấn Phương thức hoạt động và điều hành;
- Tư vấn pháp lý về Mối quan hệ giữa các chức danh quản lý;
- Tư vấn Quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông;
- Tư vấn Tỷ lệ và phương thức góp vốn;
- Tư vấn Phương án chia lợi nhuận và xử lý nghĩa vụ phát sinh;
- Tư vấn Các nội dung khác có liên quan.
2. Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng:
- Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ  phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
- Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc thành lập công ty, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
- Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.

3. Các dịch vụ ưu đãi cho khách hàng sau khi Thành lập công ty:
- Hướng dẫn thủ tục kê khai và nộp thuế
- Cung cấp hồ sơ nội bộ cho công ty;
- Hướng dẫn doanh nghiệp thủ tục mua hoá đơn lần đầu;
- Tư vấn những công việc cần làm ngay khi doanh nghiệp bước vào hoạt động;
- Cung cấp văn bản pháp luật miễn phí thường xuyên qua website;
- Tư vấn miễn phí qua yahoo chat, email, website của công ty.
Hãy liên hệ với Topiclaw để được tư vấn miễn phí và được cung cấp cách thành lập công ty tốt nhất!

Để thành lập công ty


Để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn cần những giầy tờ cần thiết gì?
Để giúp mọi người nắm bắt nhanh những hồ sơ cần thiết khi thành  lập công ty trách nhiệm hữu hạn, Topiclaw tư vấn cho mọi khách hàng những thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn nhanh chóng, an toàn với chi phí dịch vụ thấp nhất.

I. HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY GỒM:
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.
2. Dự thảo Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:
a) Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
b) Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

II. DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY  CỦA  Topiclaw
Khách hàng tư vấn Hồ sơ để thành lập công ty tư nhân tại Topiclaw sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí của công ty như:
Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động Thành lập công ty tư nhân như:
- Những quy định của pháp luật để thành lập công ty tư nhân;
- Mô hình và Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp;
- Tỷ lệ và phương thức góp vốn;
- Phương án chia lợi nhuận và xử lý nghĩa vụ phát sinh;
- Phương thức hoạt động và điều hành;
- Pháp lý về Mối quan hệ giữa các chức danh quản lý;
- Quyền và nghĩa vụ của các thành viên;

Lợi thế của việc thành lập công ty TNHH một thành viên và việc thành lập chi nhánh?

Dưới góc độ pháp lý thì chi nhánh của công ty TNHH một thành viên có địa chỉ pháp lý hoàn toàn khác nhau.

Chi nhánh chỉ là một đơn vị phụ thuộc của DN; có nhiệm vụ thực hiện một hoặc toàn bộ chức năng của DN. Hơn thế nữa, ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh của DN. Như vậy, chi nhánh không phải là tổ chức độc lập; DN phải chịu trách nhiệm về hoạt động của các chi nhánh của mình và ngược lại. Khi DN giải thể hay phá sản thì chi nhánh cũng đương nhiên chấm dứt hoạt động.

Ngược lại, công ty TNHH một thành viên sau khi được thành lập trở thành một pháp nhân độc lập. Ngành nghề kinh doanh không phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của DN chủ sở hữu. Rủi ro mà DN chủ sở hữu phải chịu chỉ giới hạn trong phạm vi vốn điều lệ đã cấp cho công ty TNHH một thành viên này thôi. Đó chính là cơ chế phân tán rủi ro cho doanh nghiệp chủ sở hữu.

Cần lưu ý rằng, một lợi thế của chi nhánh so với công ty TNHH 1 thành viên là việc thành lập hay giải thể chi nhánh đơn giản hơn so với việc thành lập công ty TNHH 1 thành viên.

Việc lựa chọn thành lập chi nhánh hay công ty TNHH 1 thành viên là hoàn toàn do doanh nghiệp tự quyết định, tùy vào hoạt động kinh doanh cụ thể. Ví dụ, theo chúng tôi, trong trường hợp giữa công ty mẹ và công ty TNHH 1 thành viên thường xuyên có quan hệ xuất, nhập hàng hóa thì không nên lập công ty TNHH 1 thành viên vì khi đó sẽ phát sinh thuế chồng thuế, làm thiệt hại đến lợi ích của DN. Trong trường hợp này việc thành lập chi nhánh sẽ có lợi hơn.

Tóm lại, về mặt lý thuyết, khó có thể kết luận chi nhánh tốt hơn hay công ty TNHH một thành viên tốt hơn. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, nhu cầu và chiến lược kinh doanh của nhà đầu tư.

+Lại Cao Sơn ghi chép !

Quy định của pháp luật về công ty TNHH hai thành viên trở lên

Về mặt pháp lý, từ ý tưởng đi đến hiện thực trong kinh doanh phải trải qua một giai đoạn được gọi là đăng ký kinh doanh. Khi pháp luật công nhận một thực thể pháp lý đủ điều kiện tiến hành hoạt động kinh doanh thì khi đó ý tưởng mới thật sự được triển khai. Vậy, thực thể pháp lý đó là gì? Trong bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu về Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), một trong các loại hình công ty khi đăng ký kinh doanh hiện nay.

1. Định nghĩa

Công ty TNHH là doanh nghiệp, trong đó số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; (Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào.

Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần.

2. Vốn góp

a. Thực hiện góp vốn

- Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại; công ty thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi.

- Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn và phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại cho công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không chính xác, không trung thực, không đầy đủ.

- Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.

- Sau thời hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được xử lý theo một trong các cách sau đây:

Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp; Huy động người khác cùng góp vốn vào công ty; Các thành viên còn lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Sau khi số vốn còn lại được góp đủ theo quy định tại khoản này, thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty và công ty phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này.

b. Mua lại

- Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây:

Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên; Tổ chức lại công ty; Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty. Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định vấn đề quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

- Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

c. Chuyển nhượng

Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 45 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện; Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán. d. Xử lý phần vốn góp trong các trường hợp khác

- Trong trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty.

- Trong trường hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ.

- Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 43 và Điều 44 của Luật này trong các trường hợp sau đây:

Người thừa kế không muốn trở thành thành viên; Người được tặng cho theo quy định tại khoản 5 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên; Thành viên là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản. - Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

- Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.

Trường hợp người được tặng cho là người có cùng huyết thống đến thế hệ thứ ba thì họ đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì họ chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.

- Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai cách sau đây:

Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận; Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 44 của Luật này. e. Thu hồi phần vốn góp đã hoàn trả hoặc lợi nhuận đã chia

Trường hợp hoàn trả một phần vốn góp do giảm vốn điều lệ trái với quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 60 của Luật này hoặc chia lợi nhuận cho thành viên trái với quy định tại Điều 61 của Luật này thì các thành viên phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận hoặc phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty cho đến khi các thành viên đã hoàn trả đủ số tiền, tài sản khác đã nhận tương đương với phần vốn đã giảm hoặc lợi nhuận đã chia.

3. Quyền và nghĩa vụ của thành viên

a. Quyền

- Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có các quyền sau đây:

Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp; Kiểm tra, xem xét, tra cứu, sao chép hoặc trích lục sổ đăng ký thành viên, sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm, sổ biên bản họp Hội đồng thành viên, các giấy tờ và tài liệu khác của công ty; Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản; Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ; được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định của Luật này; Khiếu nại hoặc khởi kiện Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khi không thực hiện đúng nghĩa vụ, gây thiệt hại đến lợi ích của thành viên hoặc công ty theo quy định của pháp luật; Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng, để thừa kế, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. - Thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 25% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền.

- Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 75% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại khoản 2 Điều này thì các thành viên thiểu số hợp nhau lại đương nhiên có quyền như quy định tại khoản 2 Điều này.

b. Nghĩa vụ

- Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty; không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 43, 44, 45 và 60 của Luật này.

- Tuân thủ Điều lệ công ty.

- Chấp hành quyết định của Hội đồng thành viên.

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

- Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:

Vi phạm pháp luật; Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác; Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty. 4. Cơ cấu tổ chức quản lý

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty TNHH có từ mười một thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn mười một thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.

- Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên ba mươi ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty.

a. Hội đồng thành viên

- Hội đồng thành viên gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.

- Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn; Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty; Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty; Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty; Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty; Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; Quyết định tổ chức lại công ty; Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. b. Chủ tịch hội đồng thành viên

- Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.

- Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên; Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên; Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên; Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên; Thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. - Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá năm năm. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

- Trường hợp Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật thì các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó.

- Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có thành viên được ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số quá bán.

c. Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên; Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên; Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty; Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên; Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; Tuyển dụng lao động; Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;

Là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc người không phải là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

- Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ.

d. Nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc

- Thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty có các nghĩa vụ sau đây:

Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và chủ sở hữu công ty; Trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty; không được lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty; Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được tăng lương, trả thưởng khi công ty không có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn.

e. Thù lao, tiền lương và thưởng của thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

- Công ty có quyền trả thù lao, tiền lương và thưởng cho thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.

- Thù lao, tiền lương của thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.

5. Tăng, giảm vốn điều lệ

a. Tăng

- Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:

Tăng vốn góp của thành viên; Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty; Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới. - Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trong trường hợp này, số vốn góp thêm đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.

- Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp nhận thêm thành viên phải được sự nhất trí của các thành viên, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

b. Giảm

- Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:

Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên; Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 44 của Luật này; Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty. c. Gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh

- Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh; Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; phần vốn góp của mỗi thành viên; Vốn điều lệ; số vốn dự định tăng hoặc giảm; Thời điểm, hình thức tăng hoặc giảm vốn; Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thành viên, người đại diện theo pháp luật của công ty. - Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có quyết định của Hội đồng thành viên. Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có quyết định của Hội đồng thành viên và báo cáo tài chính gần nhất; đối với công ty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50% thì báo cáo tài chính phải được xác nhận của kiểm toán độc lập.

- Cơ quan đăng ký kinh doanh đăng ký việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.

6. Hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận

- Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên chấp thuận:

Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty; Người có liên quan của những người quy định tại điểm a khoản này; Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ; Người có liên quan của người quy định tại điểm c khoản này. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải gửi đến các thành viên Hội đồng thành viên, đồng thời niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch dự định tiến hành. Trường hợp Điều lệ không quy định thì Hội đồng thành viên phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết; trong trường hợp này, hợp đồng, giao dịch được chấp thuận nếu có sự đồng ý của số thành viên đại diện ít nhất 75% tổng số vốn có quyền biểu quyết. Thành viên có liên quan trong các hợp đồng, giao dịch không có quyền biểu quyết.

- Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được giao kết không đúng quy định tại khoản 1 Điều này. Người đại diện theo pháp luật của công ty, thành viên có liên quan và người có liên quan của thành viên đó phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.

7. Điều kiện để chia lợi thuận

Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; đồng thời vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận.

+Nguyễn Quang Hiển ghi chép !

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Chủ nhật vẫn nhận được hợp đồng khắc dấu chữ ký

Tôi là +Nguyễn Quang Hiển , hôm nay chủ nhật nhưng tôi vẫn tiếp tục hỗ trợ khách hàng, một chút vui cho hôm nay đó là nhận được hai hợp đồng khắc dấu chữ ký của một doanh nghiệp miền trung và Miền nam.

Dịch vụ khắc dấu của Topiclaw mới trong giai đoạn trứng nước, chưa đầu tư cao vào Marketing nhưng vì Topiclaw hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nữa rất có uy tín nên chúng tôi vẫn thu hút được khách hàng tới công ty để sử dụng các dịch vụ.

Vừa qua công ty cổ phần Panamax ( đơn vị chủ quản của Topiclaw ) đã đầu tư công nghệ cao vào sản xuất và khắc con dấu với hy vọng sẽ cung cấp dịch vụ chất lượng nhất và rẻ nhất thị trường .

+Nguyễn Quang Hiển  ghi chép !

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Quy trình làm việc của Topiclaw

Hôm nay vì chị +Nguyễn Phương Yên nghỉ do bị ốm nên cỗ máy làm việc gặp một chút rắc rối, đó là do quy trình làm việc của Topiclaw cực kỳ chắc chắn và chuyên nghiệp, phân công mỗi người một việc nên việc một người nghỉ thì người kia thế chỗ được nhưng sẽ có những bỡ ngỡ nhất định.

Topiclaw phân công công việc làm nhiều cấp, ban tư vấn chịu trách nhiệm tư vấn cho khách và chốt khách, ban soạn hồ sơ sẽ soạn hợp đồng và lên list các công việc cần làm, ban chạy việc sẽ tiến hành công việc, khi xong việc sẽ đẩy kết quả về cho ban tư vấn để trả khách.

Làm việc theo một quy trình chặt chẽ như vậy sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian chờ đợi và giúp công việc trôi chảy theo một guồng việc. Một cá nhân nghỉ việc sẽ phải có người thế chỗ nhưng khổ cái là Topiclaw toàn khách quen, gọi đến là hỏi thẳng tên tuổi luôn nên làm việc sẽ khó cho người hộ làm...

+Nguyễn Quang Hiển ghi chép !

Topiclaw rộn ràng công bố sản phẩm

Tôi vẫn cứ phải khẳng định lại rằng Topiclaw là một trong những công ty cung cấp dịch vụ công bố sản phẩm tốt nhất và rẻ nhất, thế nên có rất nhiều các công ty đã chọn Topiclaw làm đối tác ký kết các hợp đồng lớn.

Dạo này nhân viên chạy bở hơi tai mà không hết việc, với +Nguyễn Phương Yên và +Phạm Hằng tư vấn không biết mệt mỏi, liên tục các hồ sơ và hợp đồng được gửi về, làm cho anh chị +Nguyễn Quang Hiển và +Nguyen Dinh phải phục vụ chạy hồ sơ rộn ràng, phải nói đầu năm nay Topiclaw đã có những tín hiệu tốt cho một năm làm việc phát đạt.

Có tới 60% các hợp đồng công bố là công bố mỹ phẩm, số ít còn lại chia cho công bố thực phẩm và công bố thực phẩm chức năng.

Hy vọng Topiclaw sẽ đạt được mức công việc cao hơn nữa, chất lượng hơn nữa và rẻ hơn nữa, chúng tôi đang phấn đấu cho mục tiêu 1000 sản phẩm công bố / tháng.

+Lại Cao Sơn ghi chép !

Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Thoáng chốc đã gần 6 năm chặng đường khởi đầu của nền kinh tế Việt Nam sau khi hội nhập vào sân chơi chung của WTO. Đến lúc này chúng ta phải can đảm đối diện với thực tế cái được và cái mất kể từ ngày lên thuyền giương buồn ra biển lớn.

Trước hết cần phải khẳng định nguyên tắc: Bất cứ một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ thì chính phủ trung ương cũng phải hoạch định được kinh tế vĩ mô để định hướng cho sự phát triển của toàn xã hội, tăng thu nhập quốc nội (GDP) phát triển bền vững với việc mở rộng kinh tế đa thành phần, đầu tư giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà xưởng, cơ sở vật chất văn hóa xã hội… Công nghiệp hóa, hiện đại hóa mục đích cuối cùng là chất lượng cuộc sống của nhân dân tăng cao. Để thỏa mãn với những tiêu chí tầm cao này buộc phải quan tâm đặc biệt tới hai vấn đề là nhân lực và tài lực.

Về nhân lực: Việt Nam là một trong những quốc gia đạt chuẩn cao về số lượng cán bộ có bằng cấp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và giáo sư. Với đội ngũ trí thức đông đảo thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội, dường như Việt Nam đang sở hữu một chiếc chìa khóa vạn năng không giới hạn và sẵn sàng mở tung tất cả các loại khóa từ đơn giản đến hiện đại nhất để đi tắt đón đầu tiến tới thành công về khoa học, kỹ thuật, kinh tế. Nhìn bề nổi của nền kinh tế, chúng ta đã đạt được những thành quả nhất định, các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh trong những năm 2006-2008 tăng trưởng lũy kế, nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất đâu đâu cũng có, đua nhau và chen nhau mọc lên. Điều đó tạo nên hình ảnh một nền kinh tế năng động và phát triển nhanh trong mắt mọi người không chỉ trong nước mà còn lan tỏa sang khu vực và thế giới. Đã không ít những lời khen tặng của các vị được gọi là chuyên gia tầm cỡ quốc tế và chúng ta đã tự hào về điều đó.

Nhưng đến lúc này, đặt giả thiết rằng, nếu không có cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra (bắt đầu từ năm 2008) đến nay, thì chúng ta khó có thể hình dung nền kinh tế chúng ta đang ở đâu và đi về đâu. Hậu quả sự tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và cả cách điều hành kinh tế của chúng ta đã và đang dẫn đến tình trạng: hàng vạn doanh nghiệp nhà nước và dân doanh thua lỗ, phá sản, đóng cửa, sản phẩm làm ra kém chất lượng, đắp chiếu tồn kho… Đành rằng không có quốc gia nào có thể thoát khỏi vòng xoáy của kinh tế thế giới, nhưng một câu hỏi đặt ra gây nhức nhối cho tất cả những người yêu đất nước, có trách nhiệm với đất nước là: "Một đất nước có số lượng giáo sư, tiến sĩ, nhiều người có học hàm, học vị như thế tại sao không giảm tối đa những hệ lụy xấu về kinh tế"?


Về tài lực: Có một quy luật khách quan là muốn xây nhà cao cửa rộng thì điều tiên quyết phải có tiềm lực tài chính. Nếu không có nhiều tiềm lực tài chính thì phải thực sự có nhiều hiền tài để nuôi dưỡng cái ít phát triển bền vững thành cái nhiều. Nhìn về chính sách tiền tệ nói chung, trong những năm qua Việt Nam không có gì đột phá, mà luôn xử lý các vấn đề nhạy cảm của xã hội theo tư duy be bờ chặn lũ và giật gấu vá vai. Ngân hàng Trung ương đặt ra các quy định, quy chế có điều kiện để bắt buộc hệ thống ngân hàng thuộc nhà nước quản lý và ngân hàng thương mại cổ phần thực thi nhưng khi thực hiện đã bị biến tướng, mạnh ai nấy làm vì mục đích cá nhân, lợi ích nhóm, từ đó dẫn đến nợ xấu vượt ngưỡng 67% và khả năng năm 2013 còn tăng cao hơn.

Trên thị trường tiền tệ, lãi suất và lạm phát bị đẩy lên hai con số, các ngân hàng thu lợi nhuận lớn vượt xa các ngân hàng khu vực và thế giới. Vì thế mà nhiều ông chủ ngân hàng trên thế giới cũng thèm khát và muốn chuyển tiền vào Việt Nam cho các ngân hàng Việt Nam vay mượn để kiếm lời. Mặt khác, các doanh nghiệp trong nước đua nhau làm dự án nhằm mục đích kiếm lợi nhuận từ… đất; và nếu doanh nghiệp không biết làm dự án thì nhân viên ngân hàng làm giúp để cho vay tiền dù lãi suất cắt cổ. Không những thế, bản thân các ngân hàng cũng thành lập công ty con, công ty cháu để đầu tư, để huy động tiền nhằm kiếm lãi lớn. Kinh doanh tiền đạt mức siêu lợi nhuận dẫn đến các tập đoàn, tổng công ty tay kìm, tay búa, làm đường, xây cầu cũng thành lập ngân hàng, thành lập tổ chức tín dụng nhằm bao sân kiếm lời. Tiền ở đâu mà nhiều thế? Tiền của Nhà nước, tiền trong xã hội, tiền nhàn rỗi trong dân và tiền từ nước ngoài đổ vào Việt Nam khi thị trường mở, khi vào WTO. Thế rồi, biệt thự, trang trại mọc lên từ thành thị đến nông thôn và vắt vẻo lưng đồi là những căn biệt thự tráng lệ nhưng không có người sinh sống; còn xe hơi xịn, hàng xa xỉ… ở Việt Nam là bình thường. Tiền của xã hội đổ ào ào vào túi một nhóm người được gọi là… "đại gia". Rồi kim loại quý nhiễu loạn trên thị trường - cụ thể là vàng. Có một hình ảnh nổi lên lúc này là có một thế giới phẳng nhưng kinh tế đang bị cong.




Khi Đảng, Chính phủ, Quốc hội đang cố gắng phá bỏ thế độc quyền doanh nghiệp để cộng đồng xã hội và thị trường minh bạch thì lại có việc cho phép doanh nghiệp độc quyền vàng miếng SJC là thương hiệu quốc gia. Vàng là một trong những kim loại quý, là sản phẩm của trời đất không tái tạo, được luân chuyển toàn cầu qua kênh xuất nhập khẩu rồi nấu chảy theo cân lượng tùy từng quốc gia và tùy thị trường tiêu thụ mà công ty được phép kinh doanh đặt tên, Nhà nước chỉ nên kiểm soát về chất lượng và trọng lượng nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Tại sao và lý do gì Ngân hàng Nhà nước cho phép SJC làm thương hiệu duy nhất để các thương hiệu khác phải chết? Hệ quả là gần một năm rồi giá vàng thương hiệu SJC cao hơn thế giới từ 3 triệu đồng trở lên và vàng thật, vàng giả, vàng nhái gây tình trạng bát nháo thị trường vàng.




Giảm lãi suất, kiềm chế lạm phát nhằm bình ổn xã hội và kinh tế là chính sách đúng của Đảng và Nhà nước ta, nhưng khi thực thi những chủ trương này thì người ta sử dụng công cụ siết chặt tín dụng, dòng máu tiền tệ đang lưu thông trong cơ thể nền kinh tế như những chiếc xe buộc phải dừng lại bằng cả phanh chân, phanh tay và phong tỏa hộp chuyển động. Hậu quả là có xe thì bị nổ, có xe cháy, có xe hư hỏng nặng, số còn lại hoạt động được nhưng cầm chừng và lúc chạy lúc không. Sản phẩm đã được làm ra nhưng trên thị trường không có người mua vì thiếu tiền, còn sản phẩm đang trên dây chuyền sản xuất thì thiếu nguyên liệu đầu vào vì hết tiền…




Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn cực kỳ quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội thì bị thổi giá, làm giá trong tay một nhóm người dẫn đến giá trị thực một cổ phiều chỉ đáng mười ngàn đồng biến thành trăm ngàn đồng, vài trăm ngàn đồng, rồi tình hình bị nhiễu loạn, từ vài trăm ngàn đồng rớt xuống còn vài ngàn đồng. Nhà đầu tư từ nhỏ đến lớn đều lâm vào bạo bệnh rồi chết, thị trường đổ vỡ, niềm tin vào thị trường chứng khoán bị mất, mà để phục hồi niềm tin của nhà đầu tư không phải dễ. Nhưng đâu đó vẫn có người khen tặng và ban thưởng "Chứng khoán Việt Nam đầy tiềm năng và hấp dẫn". Lời hay ý đẹp nhưng vừa vô thưởng vô phạt, vừa quá mức lãng mạn dù là nhiều người thích nghe nhưng nghe thì vẫn nghe mà cứ quay lưng xa rời thị trường này.




Vậy tài sản của nền kinh tế Việt Nam và đối pháp để phát triển kinh tế - xã hội trong thời điểm này là gì?




Nền chính trị ở nước ta rất ổn định. Đất nước Việt Nam đang phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - một Đảng cầm quyền đầy trí tuệ, đã được rèn luyện trong lửa cách mạng gần một thế kỷ, đã làm nên những chiến công hiển hách với mục tiêu độc lập tự do, dân giàu nước mạnh. Mới đây Bộ Chính trị, Chính phủ đã thấy và nhận trách nhiệm về những khuyết điểm, những quyết sách sai trong thời gian qua. Đây là động lực mạnh lấy lại niềm tin trong nhân dân và cộng đồng. Từ đây chỉ còn lại vấn đề Nhà nước có quyết liệt thực hiện hay không, có lựa chọn được hiền tài theo quy luật phát triển tự nhiên của xã hội và đẩy lùi tham nhũng đang tàn phá cơ thể hay không? Chúng ta tin rằng, Đảng, Chính phủ, Quốc hội sẽ làm được.




Nguồn nhân lực nước ta hiện tại rất trẻ, năng động, chịu khó học hỏi và khát vọng làm giàu. Nhưng phát huy nguồn nhân lực đó bằng cách nào? Trước hết cần phân luồng định hướng cụ thể, điều tiết vĩ mô và vi mô trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề thật tốt. Phải kiên quyết xóa bỏ liên thông, liên kết tràn lan và dễ dãi trong giáo dục, dạy nghề, nhằm xác định sức học, khả năng, năng lực của mỗi thành viên trong xã hội để họ biết sẽ học được gì và làm được gì trong hiện tại và tương lai. Hãy triệt tiêu ngay "tư duy con anh, con tôi và con các cụ…" hòng nâng đỡ nhau theo kiểu "có đi có lại" trong hệ thống công quyền. Đất nước là của nhân dân, Đảng và Nhà nước ta luôn vì dân. Vậy thì ai cũng có quyền cống hiến và phục vụ chỉ cần người ấy có đủ năng lực và tình yêu đất nước. Như vậy ta mới tìm, sàng lọc được đội ngũ kế thừa ít nhất hai thế hệ với đủ khả năng hoạch định chính sách dài hơi cho nền kinh tế.




Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN. Chúng ta đã chấp nhận sự đào thải của kinh tế thị trường thì hãy để quy luật thị trường quyết định, Nhà nước không cần thiết phải nắm giữ quá nhiều tập đoàn kinh tế mà chỉ cần nắm giữ một số tập đoàn mạnh liên quan đến an ninh quốc phòng và an sinh xã hội. Các tập đoàn và tổng công ty khác do Nhà nước nắm giữ hoặc chi phối hãy triệt để cổ phần hóa để thực hiện đúng nghĩa kinh tế thị trường, để các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng, minh bạch. Nhà nước quản lý kinh tế phải bằng chính sách hợp lý, cởi mở và minh bạch. Có như vậy kinh tế mới phát triển và phát triển bền vững. Các tập đoàn tư nhân, các ngân hàng thương mại được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nếu không đủ khả năng tồn tại thì hãy để cho nó phá sản. Nhà nước không được lấy tiền ngân sách để cứu họ.




Là cơ quan tham mưu cho Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành phải hoạch định chính sách dài hơi, chuẩn mực trong việc điều hành kinh tế đất nước. Nhiệm vụ đặt ra cho các cơ chế, chế tài đầu tư trong nước và nước ngoài phải nhất quán, nếu có thay đổi phải theo hướng tích cực và có lợi cho doanh nghiệp, tạo sự kích cầu cho các nguồn vốn vào Việt Nam. Cụ thể hóa vấn đề này bằng chính sách thu thuế ổn định và luôn có kế sách giảm dần thuế thu, tăng dần nhà đầu tư vừa và nhỏ, đặc biệt thu hút các nhà đầu tư vốn lớn tạo công nghệ nguồn, công nghệ cao… Muốn đạt được mục đích trên, Ngân hàng Nhà nước phải theo sát thực tế diễn biến trong nước và thế giới, bơm và hút dòng tiền linh hoạt hợp lý, tránh vì mục đích giảm lạm phát mà siết chặt dòng tiền đang lưu thông. Đối với những mặt hàng nhạy cảm như đô la Mỹ, vàng, vốn có sức tác động nhanh và mạnh đến kinh tế và niềm tin của cộng đồng xã hội, phải căn cứ theo đúng quy luật của thị trường mà điều tiết.


Lưu ý là các giải pháp của cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành để điều tiết, ổn định tình hình kinh tế đang suy thoái và tiếp tục lao dốc, đang trái ngược với các báo cáo khả quan, các con số ấn tượng mà nhiều cơ quan chức năng tổng kết. Điều này cho thấy chúng ta phải thẳng thắn và khách quan nhìn nhận thực trạng kinh tế hiện nay để có giải pháp hữu hiệu chứ không nên chỉ làm vui lòng nhau bằng những báo cáo, con số có âm thanh nhưng thiếu sức sống.


Một vài nét khái quát nêu trên theo thiển kiến của người viết nhằm mục đích nhận diện về thực trạng của nền kinh tế và việc điều hành của các cơ quan quản lý kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Vì vậy chắc không tránh khỏi phiến diện, nhưng cũng rất mong các cơ quan chức năng tham khảo.

Nguyễn Hoài Bắc - Báo Hà Nội Mới

Rượu VodKa được công bố tại Topiclaw

Tuần vừa qua Topiclaw đã hoàn thành công bố rượu với nhãn hiệu Vodka của công ty bia rượu nước giải khát Hà Nội.

Sản phẩm lần này của công ty gồm các loại chai rượu 750 ml và nhiều loại gồm: 33 độ và 40 độ, loạt sản phẩm còn có cồn 90 độ dùng dân dụng hoặc nấu ăn, làm nhiên liệu đun bếp cồn ...

+Nguyễn Linh ghi chép !

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Trách nhiệm hữu hạn và vô hạn trong các loại hình doanh nghiệp

Theo mục b khoản 1 điều 38 luật doanh nghiệp nước Việt Nam thì :
Công ty TNHH có Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;

Còn công ty TNVH là công ty mà thành viên phải chiụ trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bao gồm phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp và tài sản riêng của mình

Ví dụ: Công ty TNHH A có số vốn cam kết là 5 tỷ, này công ty làm ăn thua lỗ 7 tỷ. Thì công ty chỉ chịu trách nhiệm trông mức 5tyr. Tức là công ty chỉ cần trả đủ 5 tỷ, còn 2 tỷ kia công ty không có trách nhiệm phải trả.

Công ty TNVH B có số vốn đã cam kết là 5 tỷ, này công ty làm ăn thau lỗ 7 tỷ, thì ngoài số tiền 5 tỷ kia, công ty còn phải tìm tài sản khác bù sao sao cho đủ 7 tỷ, ví dụ như ôtô, nhà,...



* Chế độ trách nhiệm vô hạn về tài sản trong kinh doanh:
Là chế độ mà các chủ thể kinh doanh trong đó có ít nhất một thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác của chủ thể kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của mình, không phân biệt tài sản đó có bỏ ra để kinh doanh hay không.

* Ưu điểm:
- Chủ thế kinh doanh có khả năng huy động vốn vay lớn hơn số vốn đầu tư vào kinh doanh và chỉ bị hạn chế trong tổng số tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền quản lý của chủ thể kinh doanh.
- Chế độ trách nhiệm vô hạn tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
- Chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

* Nhược điểm:
- Mức độ rủi ro cao, chủ thể kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của mình chứ không giới hạn số vốn mà chủ thể kinh doanh đã đầu tư vào doanh nghiệp.
- Không khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư trực tiếp vào kinh doanh và họ không dám đầu tư vào lĩnh vực mạo hiểm.

* Chế độ trách nhiệm hữu hạn về tài sản trong kinh doanh:
Là chế độ mà các chủ thể kinh doanh trong đó chủ sở hữu hoặc các đồng chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình.
* Ưu điểm:
- Tạo ra sự phân tán rui ro từ người góp vốn đầu tư trực tiếp vào kinh doanh sang các chủ nợ, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
- Thuận lợi trong việc huy động vốn góp từ các tổ chức, cá nhân khác nhau.
- Khuyến khích nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực mạo hiểm, từ đó đảm bảo cân đối cơ cấu nền kinh tế.
* Nhược điểm:
- Hạn chế trong việc huy động vốn vay vì khả năng huy động vốn vay bị giới hạn trong phạm vi số vốn đầu tư vào kinh doanh và nhỏ hơn tổng số tài sản chủ của sở hữu.
- Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng.
- Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là chế độ trách nhiệm vô hạn về tài sản trong kinh doanh.

Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp

Thương hiệu là một trong các nhân tố quan trọng góp phần duy trì, mở rộng, phát triển thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp, nâng cao văn minh thương mại, góp phần chống cạnh tranh không lành mạnh. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, các doanh nghiệp đứng trước việc cạnh tranh gay gắt, nhất là khi có nhiều hàng hóa của nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam.Vì vậy, điều hết sức cần thiết là các doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu cho hàng hóa của mình.

Thương hiệu là gì?

Hiện nay, thuật ngữ thương hiệu đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Tuy hiện đang tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau xoay quanh thuật ngữ này. Trong văn bản pháp luật của Việt Nam không có thuật ngữ thương hiệu mà chỉ có các thuật ngữ liên quan khác trong đó có nhiều quan điểm nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp… Như vậy, có thế hiểu thương hiệu một cách tương đối như sau:
Thương hiệu, trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là hình tượng về một cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp) hoặc hình tượng về một loại hoặc một nhóm hàng hóa, dich vụ; là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dich vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dich vụ của doanh nghiệp khác. Các dấu hiệu có thể là các chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện màu sắc, âm thanh… hoặc sự kết hợp các yếu tố đó. Nói đến thương hiệu không chỉ nhìn nhận và xem xét trên góc độ pháp lý của thuật ngữ này mà quan trọng hơn, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam cần nhìn nhận nó dưới góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing. Như vậy thương hiệu là một thuật ngữ với nội hàm rộng. Trước hết nó là hình tượng về hàng hóa (sản phẩm) hoặc doanh nghiệp. Tuy vậy nếu chỉ là hình tượng với cái tên, biểu trưng thôi thì chưa đủ; đằng sau nó cần phải là chất lượng hàng hóa, dịch vụ, cách ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng, cộng đồng, những hiệu quả và tiện ích đích thực cho người tiêu dùng do hàng hóa và dịch vụ mà nó mang lại…thì thương hiệu đó mới đi sâu vào tâm trí khách hàng.
Pháp luật chỉ bảo hộ các dấu hiệu phân biệt (các yếu tố cấu thành thương hiệu) nếu đã đăng ký (như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp…) chứ không bảo hộ hình tượng về sản phẩm,hàng hoá cũng như doanh nghiệp.

Các loại thương hiệu

Cũng giống như thuật ngữ thương hiệu, việc phân loại thương hiệu cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Người ta có thể chia thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp… hoặc chia thành thương hiệu hàng hóa, thương hiệu dịch vụ, thương hiệu nhóm, thương hiệu tập thể… Mỗi loại thương hiệu khác nhau sẽ có những đặc tính khác nhau và đặc trưng cho một tập thể hàng hóa, sản phẩm hoặc một doanh nghiệp nhất định. Nhưng theo quan điểm chung, chúng tôi đưa ra 2 khái niệm phân loại thương hiệu mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm: Thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm.
- Thương hiệu doanh nghiệp (còn có sách đề cập là thương hiệu gia đình): Là thương hiệu dùng chung cho tất cả các hàng hoá dịch vụ của một doanh nghiệp (DN). Mọi hàng hóa thuộc các chủng loại khác nhau của DN đều mang thương hiệu như nhau. Ví dụ Vinamilk (gán cho các sản phẩm khác nhau của Vinamilk). Honda (gán cho các sản phẩm hàng hóa khác nhau của Công ty Honda – Bao gồm xe máy, ô tô, máy thủy, cưa máy…). Đặc điểm của thương hiệu DN hay gia đình là khái quát rất cao và phải có tính đại diện cho các chủng loại hàng hóa của DN. Một khi tính đại điện và khái quát bị vi phạm hay mất đi, người ta sẽ phải nghĩ đến việc tạo ra những thương hiệu cá biệt cho từng chủng loại hàng hóa, dịch vụ để chúng không ảnh hưởng đến thương hiệu DN. Xu hướng chung của rất nhiều DN là thương hiệu DN được xây dựng trên cơ sở tên giao dịch của DN hoặc từ phần phân biệt trong tên thương mại của DN; hoặc tên người sáng lập DN (Honda, Ford…).
- Thương hiệu sản phẩm (còn có sách gọi là thương hiệu tập thể): Là thương hiệu của 1 nhóm hay 1 số chủng loại hàng hóa nào đó, có thể do một DN sản xuất hoặc do các DN khác nhau sản xuất và kinh doanh. Thương hiệu sản phẩm thường là do các DN trong cùng một khu vực địa lý, gắn bó chặt chẽ với chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa sản xuất dưới cùng một thương hiệu. Ví dụ rượu mạnh Cognac của Pháp do các Công ty khác nhau trong cùng một hiệp hội Cognac sản xuất như Henessy, XO, Napoleon… Hay Việt Nam đã công nhận chỉ dẫn địa lý/tên gọi xuất xứ của nước mắm Phú Quốc thì không có nghĩa chỉ một DN ở Phú Quốc sản xuất mà có thể do các doanh nghiệp khác nhau ở Phú Quốc sản xuất nhưng phải tuân thủ các điều kiện của chỉ dẫn địa lý/tên gọi xuất xứ và phải cùng trong Hiệp hội ngành hàng "Nước mắm Phú Quốc" thì các sản phẩm đều được mang thương hiệu "Nước mắm Phú Quốc” và sẽ có tên cơ sở sản xuất ở phía dưới là tên DN.

Chức năng của thương hiệu

- Nhận biết và phân biệt thương hiệu

Đây là chức năng rất đặc trưng và quan trọng của thương hiệu, khả năng nhận biết được của thương hiệu là yếu tố không chỉ quan trọng cho người tiêu dùng mà còn cho cả doanh nghiệp trong quản trị và điều hành hoạt động của mình. Thông qua thương hiệu người tiêu dùng và nhà sản xuất có thể dễ dàng phân biệt hàng hóa của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác. Thương hiệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân đoạn thị trường của doanh nghiệp. Mỗi hàng hóa mang thương hiệu khác nhau sẽ đưa ra những thông điệp khác nhau dựa trên những dấu hiệu nhất định nhằm đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng và thu hút sự chú ý của những tập hợp khách hàng khác nhau. Khi hàng hóa càng phong phú, đa dạng thì chức năng phân biệt càng trở nên quan trọng. Mọi dấu hiệu gây khó khăn khi phân biệt sẽ làm giảm uy tín và cản trở sự phát triển của thương hiệu, trong thực tế lợi dụng sự dễ nhầm lẫn của các dấu hiệu tạo nên thương hiệu, nhiều doanh nghiệp có ý đồ xấu đã tạo ra những dấu hiệu gần giống với thương hiệu nổi tiếng để cố tạo ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

- Thông tin và chỉ dẫn:

Chức năng thông tin và chỉ dẫn của thương hiệu thể hiện ở chỗ: thông qua những hình ảnh, ngôn ngữ hoặc các dấu hiệu khác, người tiêu dùng có thể nhận biết được phần nào về giá trị sử dụng và công dụng của hàng hóa. Những thông tin về nơi sản xuất, đẳng cấp của hàng hóa cũng như điều kiện tiêu dùng …cũng phần nào được thể hiện qua thương hiệu. Nói chung thông tin mà thương hiệu mang đến luôn rất phong phú và đa dạng. Vì vậy các thương hiệu cần phải thể hiện rõ ràng, cụ thể và có thể nhận biết, phân biệt nhằm tạo ra sự thành công cho một thương hiệu.

- Tạo sự cảm nhận và tin cậy:

Chức năng này là sự cảm nhận của người tiêu dùng về sự khác biệt, về sự ưu việt hay an tâm, thoải mái, tin tưởng khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ khi lựa chọn mà thương hiệu đó mang lại (Ví dụ xe máy Nhật, dàn âm thanh Sony, bia Heineken…) Nói đến sự cảm nhận là người ta nói đến ấn tượng nào đó về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng. Sự cảm nhận của người tiêu dùng không phải tự nhiên mà có, nó được hình thành tổng hợp từ các yếu tố của thương hiệu như màu sắc, tên gọi, biểu trưng, âm thanh, khẩu hiệu, và sự trải nghiệm của người tiêu dùng. Cùng một hàng hóa, dịch vụ nhưng cảm nhận của người tiêu dùng có thể khác nhau, phụ thuộc vào thông điệp hoặc hoàn cảnh tiếp nhận thông tin, hoặc phụ thuộc vào sự trải nghiệm của người sử dụng. Một thương hiệu có đẳng cấp, đã được chấp nhận sẽ tạo ra một sự tin cậy đối với khách hàng và khách hàng sẽ trung thành với thương hiệu và dịch vụ đó. Chất lượng hàng hóa, dịch vụ là yếu tố quyết định lòng trung thành của khách hàng, nhưng thương hiệu là động lực cực kỳ quan trọng đế giữ chân khách hàng ở lại với hàng hóa, dịch vụ đó và là địa chỉ dể người tiêu dùng đặt lòng tin. Chức năng này chỉ được thể hiện khi thương hiệu đã được chấp nhận trên thị trường.

- Chức năng kinh tế

Thương hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại và tiềm năng. Giá trị đó được thể hiện rõ nhất khi sang nhượng thương hiệu. Thương hiệu được coi là tài sản vô hình và rất có giá trị của doanh nghiệp. Giá trị của thương hiệu rất khó định đoạt, nhưng nhờ những lợi thế mà thương hiệu mang lại, hàng hóa, dịch vụ sẽ bán được nhiều hơn, thậm chí với giá cao hơn, dễ thâm nhập vào thị trường hơn. Thương hiệu không tự nhiên mà có, nó được tạo ra với nhiều khoản đầu tư và chi phí khác nhau, những chi phí đó tạo nên giá trị của thương hiệu. Lợi nhuận và tiềm năng mà doanh nghiệp có được nhờ sự nổi tiếng của thương hiệu sẽ quy định giá trị tài chính của thương hiệu. Hàng năm, tạp chí Business week đưa ra bảng xếp loại của khoảng 100 thương hiệu đứng đầu trên thế giới với giá trị ước tính của chúng. Ví dụ năm 2002: Coca-cola: 69,6 tỉ USD; Microsoft: 64 tỉ; IBM: 51 tỉ; GE: 41tỉ; Intel: 30,8 tỉ; Nokia: 29,9 tỉ; Disney: 29,2 tỉ; Mc. Donald: 26,3 tỉ; Mercedes: 21 tỉ... Tại Việt Nam, thương hiệu P/S được Công ty Elida mua lại với giá 5 triệu USD (trong khi phần giá trị tài sản hữu hình chỉ khoảng trên 1 triệu USD).

Các lợi ích kinh tế do thương hiệu mang lại


  • Tăng doanh số bán hàng.
  • Thắt chặt sự trung thành của khách hàng.
  • Tăng lợi nhuận và tăng thu nhập cho doanh nghiệp.
  • Mở rộng và duy trì thị trường.
  • Tăng cường thu hút lao động và việc làm.
  • Tăng sản lượng và doanh số hàng hóa.
  • Tăng giá trị sản phẩm do người tiêu dùng phải trả tiền mua uy tín của sản phẩm.
  • Nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm tăng, điều này dẫn tới tăng trưởng cho kinh tế nói chung.

Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp: Khi một thương hiệu đã được khách hàng chấp nhập, nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đích thực dễ nhận thấy. Đó là khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng và sâu rộng hơn ngay cả khi đó là một chủng loại hàng hóa mới (ví dụ như Wave, @ thuộc sản phẩm của Honda…); tạo ra c�� hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường đối với các thương hiệu mạnh. Hàng hóa mang thương hiệu nổi tiếng có thể bán giá cao hơn so với các hàng hóa tương tự nhưng mang thương hiệu xa lạ. Ngoài ra một thương hiệu mạnh sẽ giúp bán được nhiều hàng hơn (nhờ tác dụng tuyên truyền và phổ biến kinh nghiệm của chính những người tiêu dùng).
Thu hút đầu tư: Thương hiệu nổi tiếng không chỉ tạo ra những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ, mà còn tạo điều kiện và như là một sự đảm bảo thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ bán hàng. Khi đã mang thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư sẽ không còn e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp và cổ phiếu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp.


Thương hiệu là tài sản vô hình và có giá trị của doanh nghiệp: thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, nó là tổng hợp của rất nhiều yếu tố, những thành quả mà doanh nghiệp tạo dựng được trong suốt quá trình hoạt động của mình. Chính sự nổi tiếng của thương hiệu như là một đảm bảo cho lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp. (Ví dụ trước đây nhiều doanh nghiệp thường không để ý đến thương hiệu, vì vậy khi biết lập đoàn Elida mua lại thương hiệu P/S với giá 5 triệu USD trong khi giá trị tài sản cố định và lưu động của công ty ước chỉ trên dưới 1 triệu USD, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thấy giá trị của thương hiệu và giá trị này thật khó ước tính).

Vấn đề bảo vệ thương hiệu

Xây dựng thương hiệu luôn đi liền với bảo vệ thương hiệu. Để bảo vệ thương hiệu trước hết doanh nghiệp cần xác định các nguy cơ bị chiếm dụng, địa bàn có thể bị chiếm dụng… và khả năng bảo vệ của pháp luật, để có thể đưa ra các phương án hành động cụ thể. Đăng ký bảo hộ thương hiệu là việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm để bảo vệ thương hiệu.
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam không đề cập đến thuật ngữ thương hiệu, vì thế đăng ký bảo hộ thương hiệu cần phải được hiểu là đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ, liên quan như nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn điạ lý hoặc kiểu dáng công nghiệp, bản quyền… nếu những yếu tố này góp phần tạo nên thương hiệu. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà tiến hành đăng ký bảo hộ theo quy định của pháp luật. Để đăng ký thành công thương hiệu, ngay từ khi thiết kế thương hiệu các doanh nghiệp nên tranh thủ ý kiến của các chuyên gia tư vấn, của luật sư để không xảy ra tình trạng trùng lắp hoặc tranh chấp. Ở Việt Nam, cơ quan tiếp nhận đơn đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ).
Muốn đăng ký bảo hộ tại nước ngoài thì doanh nghiệp có thể gửi đơn trực tiếp đến cơ quan Sở hữu trí tuệ nước muốn đăng ký hoặc thông qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để đăng ký theo thỏa ước Madrid. Riêng tại Mỹ, doanh nghiệp có thể gửi đơn đăng ký trực tiếp hoặc tiến hành đăng ký qua mạng tại Website: www.uspto.org.us.


Bên cạnh việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, sự chủ động và các biện pháp tự bảo vệ doanh nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng. Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa một cách rộng khắp và hoàn hảo cùng với không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ là biện pháp then chốt để hạn chế sự thâm nhập và chiếm dụng thương hiệu cũng như sự phát triển của hàng nhái nhãn hiệu. Mở rộng hệ thống phân phối sẽ tạo điều kiện để khách hàng tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa của doanh nghiệp và nhận được thông tin tư vấn từ doanh nghiệp, vì thế mà đã hạn chế rất nhiều sự thâm nhập của hàng giả nhãn hiệu. Các biện pháp xử lý kiên quyết và cứng rắn của doanh nghiệp đối với hàng nhái thương hiệu và kiểu dáng công nghiệp sẽ càng làm cho người tiêu dùng tin tưởng hơn ở doanh nghiệp và chính cái đó đã vô tình nâng cao vị thế thương hiệu. Để bảo vệ thương hiệu thì công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức tiêu dùng, giúp đỡ cộng đồng và xử lý nhanh chóng các sự cố cũng là những biện pháp rất hữu hiệu.

Cách thức thông thường mà các doanh nghiệp cần tiến hành trong trường hợp bị xâm phạm về thương hiệu là yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có biện pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình như buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, bồi thường thiệt hại, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm dân sự. Để giúp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện tốt chức năng về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ các thông tin, chứng cớ về việc bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Ngoài quy định về sở hữu công nghiệp tại Bộ luật dân sự, các Nghị định của Chính phủ liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Vấn đề Xác lập quyền bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Xác lập quyền nhãn hiệu hàng hóa (NHHH) và thời hạn bảo hộ tối thiểu: Quyền NHHH được phát sinh trên cơ sở văn bằng bảo hộ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (hiện nay là Cục Sở hữu trí tuệ) theo quy định của luật pháp (kể cả nhãn hiệu đăng ký theo thỏa ước Madrid) tại điều 8 khoản 2 Nghị định 63/NĐ-CP. Văn bằng bảo hộ NHHH có thời hạn 10 năm và được phép gia hạn nhiều lần (Điều 9 khoản 2d Nghị định 63/NĐ-CP).

Bất đồng về bản quyền nhãn hiệu sản phẩm giữa Việt Nam và Thỏa ước Madrid về đăng ký NHHH: Việc đăng ký quốc tế NHHH tại nhiều nước thành viên của Thỏa ước Madrid sẽ được thực hiện bởi việc một đơn duy nhất qua Văn phòng quốc tế WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới) và đơn đó sẽ trở thành văn bằng bảo hộ trong trường hợp nhãn hiệu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ tại các nước nói trên. Như vậy, nếu nhãn hiệu đăng ký theo Thỏa ước Madrid được bảo hộ tại Việt Nam thì văn bằng bảo hộ sẽ là đăng ký quốc tế về NHHH như đối với các nhãn hiệu được nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Quyền nộp đơn đăng ký NHHH theo Thỏa ước Madrid, phải dựa trên cơ sở đã được đăng ký tại nước xuất xứ. Thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ hàng hóa trong nước là 10 năm và có thể được gia hạn thêm, còn thời hạn hiệu lực đăng ký quốc tế về nhãn hiệu là 20 năm và cũng có thể gia hạn thêm.

Vấn đề đăng ký thương hiệu tại nước ngoài


Nhiều chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ và các đặc sản nổi tiếng của Việt Nam bị các công ty nước ngoài lợi dụng danh tiếng thương hiệu trong nhiều năm qua. Bản quyền NHHH của Việt Nam đang là một vấn đề đáng lo ngại. Đối với các thương hiệu của Việt Nam bị chiếm dụng thường liên quan đến nguồn gốc xuất xứ, nghĩa là các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam nhưng chưa được đăng ký bảo hộ các yếu tố cấu thành thương hiệu tại nước ngoài (ví dụ như: nước mắm Phú Quốc, gạo Nàng Hương, cafe Trung Nguyên…). Để xin đăng ký bảo hộ các yếu tố về chỉ dẫn địa lý/tên gọi xuất xứ hàng hóa rất tốn kém và đôi khi chúng ta chưa đủ khả năng thực hiện về khảo sát điều tra để cấp giấy chứng nhận ở Việt Nam và quốc tế.

Tuy nhiên đối với các nhãn hiệu hàng hóa thông thường không có liên quan đến chỉ dẫn địa lý hay nguồn gốc xuất xứ thì việc đăng ký tại thị trường nước ngoài khá đơn giản. Vì vậy đăng ký bảo hộ tại thị trường nước ngoài là rất cần thiết. Có 2 hình thức nộp đơn đối với doanh nghiệp Việt Nam là nộp đơn trực tiếp hoặc nộp đơn thông qua Thỏa ước Madrid; lựa chọn cách thức nộp đơn nào là tùy thuộc vào khả năng của doanh nghiệp và thị trường mà doanh nghiệp quan tâm.
Bảo hộ nhãn hiệu thông qua Thỏa ước Madrid: Thỏa ước quy định công dân của tất cả các nước thành viên có thể đạt được sự bảo hộ tại các nước khác cho nhãn hiệu của mình đối với hàng hóa dịch vụ đã được đăng ký tại nước xuất xứ, bằng việc nộp đơn dăng ký nhãn hiệu đó tại Văn phòng quốc tế về sở hữu trí tuệ, thông qua trung gian là nước xuất xứ.
Một nước được coi là nước xuất xứ nếu nước đó là thành viên Hiệp hội về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa và người nộp đơn phải thỏa mãn một trong ba điều kiện:

a) Người nộp đơn có cơ sở kinh doanh thực sự tại nước đó; 
b) người nộp đơn có chỗ ở cố định tại nước đó; c) Người nộp đơn là công dân nước đó.
Tóm lại: Thương hiệu là dấu hiệu để người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp trong muôn vàn các hàng hóa cùng loại khác. Thương hiệu góp phần duy trì và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp, nâng cao văn minh thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nhất là khi có nhiều hàng hóa của nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam thì việc các doanh nghiệp phải tạo cho mình và hàng hóa của mình những thương hiệu là điều hết sức cần thiết.