Trang

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Thông báo nghỉ ngày lễ 30/4 và 01/05 của Topiclaw

Nhân dịp ngày lễ 30/04, Topiclaw kính chúc quý vị và các bạn một kỳ nghỉ lễ vui vẻ bên gia đình và bạn bè.
Topiclaw cũng như các công ty khác sẽ nghỉ lễ từ ngày hôm nay: 27/04 đến hết ngày 01/05/2013.

Nhân dịp này, Topiclaw cũng xin chia sẻ với quý vị và các bạn ý nghĩa lịch sử của ngày 30/04:

... trích đoạn ....


8 giờ sáng 30 tháng 4 Tổng thống Dương Văn Minh và Bộ tổng tham mưu quân đội Việt Nam Cộng hòa hạ lệnh đơn phương ngừng chiến sẵn sàng đón quân đối phương vào Sài Gòn để bàn giao chính quyền.Theo phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lệnh này không còn tác dụng do phần lớn quân lực Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đã tan rã, phần nhiều ra hàng hoặc vứt bỏ vũ khí về với gia đình. Do đó khi Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn hầu hết chỉ gặp những ổ kháng cự nhỏ lẻ, thiếu tổ chức.

9 giờ sáng cùng ngày, đúng 1 tiếng đồng hồ sau khi chiếc trực thăng cuối cùng của Mỹ rời nóc tòa Đại Sứ quán, tướng Trần Văn Trà lệnh cho quân Giải Phóng tiến vào Sài Gòn từ năm hướng. Họ đã tiến nhanh mà không gặp kháng cự có tổ chức.

10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4, xe tăng mang số hiệu 843 húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập và bị kẹt tại đó. Bùi Quang Thận - Đại đội trưởng, chỉ huy xe 843 - nhảy xuống xe, cầm cờ chạy bộ vào. Xe tăng 390 dưới quyền chỉ huy của Vũ Đăng Toàn húc tung cánh cửa chính của dinh.

11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân đội Nhân dân Việt Nam Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên.
Cùng lúc này, đại úy trung đoàn phó Trung đoàn 66 Phạm Xuân Thệ cùng lực lượng đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2 và biệt động thành Sài Gòn tiến vào dinh Độc Lập bắt Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa là ông Dương Văn Minh cùng toàn bộ những nhân vật chủ chốt của nội các chính quyền Sài Gòn. Tổng thống Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện với quân đội cách mạng (tức quân Giải phóng miền Nam Việt Nam).

Khoảng 12 giờ trưa, đại úy Phạm Xuân Thệ đưa tổng thống Dương Văn Minh, thủ tướng Vũ Văn Mẫu lên xe Jeep để đến đài phát thanh. Chiếc xe thứ hai chở trung tá chính ủy lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng cùng hai nhà báo Borries Gallasch (người Đức, báo Der Spiegel) và Hà Huy Đỉnh. Tại đài phát thanh, tổng thống Dương Văn Minh đã đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Thay mặt các đơn vị Quân giải phóng đánh chiếm dinh Độc Lập, trung tá Bùi Văn Tùng đọc lời tiếp nhận đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.

Theo Jean Louis Margolin, tác giả này xác nhận là không có giết chóc trong ngày quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn nhưng sau đó đã đưa ra con số 200 ngàn người bị giam giữ theo xác nhận của Phạm Văn Đồng. Tuy nhiên về việc này, tác giả ghi thêm: "Những ước tính nghiêm chỉnh nói từ 500 ngàn đến một triệu tù nhân trong tổng số dân là 20 triệu"[27][cần số trang]. Ngược lại, một số quan chức Việt Nam Cộng hòa đã cộng tác với chính phủ Cách mạng lâm thời và được giữ chức vụ trong chính phủ mới như Dương Văn Minh, Nguyễn Hữu Hạnh... Khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, nhiều cựu binh sĩ VNCH đã được QĐNDVN gọi tái ngũ để giúp vận hành các loại vũ khí thu được của Mỹ.

Có 5 tướng VNCH đã tự sát là Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Thiếu tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn tướng Trần Văn Hai, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ.

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Nhãn hiệu hàng hoá là gì?


Nhón hiệu hàng hóa là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa cụ thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Nhãn hiệu hàng hoá gồm:

Nhãn hiệu hàng hoá gắn vào sản phẩm, bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau;

Nhãn hiệu dịch vụ gắn vào phương tiện dịch vụ để phân biệt dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác nhau.

- Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá có thể là:
Chữ có khả năng phát âm, có nghĩa hoặc không có nghĩa, trình bày dưới dạng chữ viết, chữ in hoặc chữ được viết cách điệu;

Hình vẽ, ảnh chụp;
Chữ hoặc tập hợp các chữ kết hợp với hình vẽ, ảnh chụp.
- Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá phải:
Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết;
Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (đơn nhãn hiệu hàng hoá) tại Cục SHCN hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá;

Không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá được coi là nổi tiếng.
- Dấu hiệu không được công nhận là nhãn hiệu hàng hoá:
Các dấu hiệu không có khả năng phân biệt như các hình và hình học đơn giản, các chữ số, chữ cái, các chữ không có khả năng phát âm, ..., trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận một cách rộng rãi;
Các dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa đảo người tiêu dùng về xuất xứ, tính năng, công dụng hoặc chất lượng của hàng hoá;
Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm sản xuất, tên gọi thông thường của sản phẩm, ...

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá


Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hoá được gọi là “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá”. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần là 10 năm.

Quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá


Tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (đơn nhãn hiệu hàng hoá) dùng cho sản phẩm hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh;

Tổ chức hoặc cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên;
Đối với nhãn hiệu hàng hoá tập thể, quyền nộp đơn thuộc về cá nhân, pháp nhân đại diện cho tập thể các cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hoá tương ứng.
Quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, có thể được chuyển giao cho cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.

Cần làm gì trước khi đăng ký nhãn hiệu


Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của Nhãn hiệu
Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu đã thuộc quyền của người khác :

Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi;
Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả.

Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).

Mỗi một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất - là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký. Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:

-        Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu công nghiệp phát hành hàng tháng;

-        Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá (lưu giữ tại Cục Sở hữu công nghiệp);

-        Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hoá công bố trên mạng Internet

-        Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ, với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính.

Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá


     Bộ hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải bao gồm các tài liệu sau đây:

-        Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (Tờ khai), làm theo Mẫu do Cục Sở hữu công nghiệp ban hành, gồm ba (3) bản;

-        Quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể, gồm một (1) bản;

-        Mẫu nhãn hiệu hàng hoá, gồm mười lăm (15) bản;

-        Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ...), gồm một (1) bản;

-        Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động, ...), gồm một (1) bản;

-        Giấy uỷ quyền, nếu cần;

-        Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;

-        Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó, gồm một (1) bản;

-        Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu trên nhãn hiệu có sử dụng các biểu tượng, tên riêng, ... quy định điểm g, khoản 2, Điều 6, Nghị định 63CP (Dấu hiệu, tên gọi (bao gồm cả ảnh, tên, biệt hiệu, bút danh), hình vẽ, biểu tượng giống hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với hình Quốc kỳ, Quốc huy, lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, địa danh, các tổ chức của Việt Nam cũng như của nước ngoài, nếu không được các cơ quan, người có thẩm quyền tương ứng cho phép), gồm một (1) bản;

-        Chứng từ nộp phí nộp đơn, gồm một (1) bản.

     Các tài liệu trên phải nộp đồng thời. Riêng các tài liệu sau đây có thể nộp trong thời hạn ba (3) tháng tính từ ngày nộp đơn:

-        Bản gốc Giấy uỷ quyền, nếu trong đơn đã có bản sao;

-        Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.

     Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu, trong đó phải chỉ rõ từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt, thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa, thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt.

     Nếu các chữ, từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu, thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ , từ ngữ đó.

     Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc chữ số La mã, thì phải dịch ra chữ số ả-rập.

     Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm, thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm.

     Danh mục các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai phải phù hợp hoặc cùng loại với sản phẩm, dịch vụ được phép kinh doanh như đã nêu trong Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải được phân nhóm theo Bảng Phân loại Quốc tế về Sản phẩm, Dịch vụ (theo Thoả ước Nixơ).

     Mẫu nhãn hiệu gắn trong Tờ khai cũng như các Mẫu nhãn hiệu khác được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ (80 x 80) mm, và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15 mm.

     Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc,thì Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ.

     Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc, thì tất cả các Mẫu nhãn hiệu đều phải được trình bày dưới dạng đen trắng.

 Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

     Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.

 Địa chỉ của Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hoá:



     Tổ chức, cá nhân Việt Nam có quyền tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, hoặc có thể (không bắt buộc) thông qua dịch vụ trung gian của một Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, thay mặt mình làm và nộp đơn.

     Tổ chức, cá nhân nước ngoài không thường trú hoặc không có đại diện hợp pháp, không có cơ sở kinh doanh thực thụ ở Việt Nam nộp đơn thông qua việc uỷ quyền cho Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

     Lệ phí đăng ký nhãn hiệu có thể được nộp bằng tiền mặt, séc chuyển khoản hoặc uỷ nhiệm chi cho Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.

Quá trình xét nghiệm đơn nhãn hiệu hàng hoá :


     Xét nghiệm hình thức

Đơn yêu cầu cấp Giáy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không. Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ, thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.
Các yêu cầu của đơn hợp lệ gồm có: Các yêu cầu chung, các yêu cầu cụ thể về hình thức và yêu cầu về tính thống nhất của đơn sở hữu công nghiệp.
Thời hạn xét nghiệm hình thức là 03 tháng kể từ ngày đơn đến Cục Sở hữu Trí tuệ.
     Công bố đơn

Các đơn nhãn hiệu hàng hoá đã được công nhận là đơn hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Công báo này được ấn hành hàng tháng. Bất cứ ai có nhu cầu có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp bản in Công báo và phải trả tiền mua Công báo.
     Xét nghiệm nội dung

Việc xét nghiệm nội dung được tiến hành khi đơn đã được chấp nhận là đơn hợp lệ và người nộp đơn đã nộp lệ phí xét nghiệm nội dung theo quy định. Thời hạn xét nghiệm nội dung đơn Nhãn hiệu hàng hoá là 09 tháng tính từ ngày thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Mục đích của việc xét nghiệm nội dung đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ là để xác định đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ mà luật pháp quy định hay không.
     Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Đăng bạ

Căn cứ vào kết quả xét nghiệm nội dung, nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho Người nộp đơn kết quả xét nghiệm và yêu cầu nộp lệ phí đăng bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ .
Nếu Người nộp đơn nộp các lệ phí nêu trên, thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho Người nộp đơn, đăng bạ và công bố Văn bằng bảo hộ. Nếu Người nộp đơn không nộp lệ phí theo yêu cầu, thì đơn coi như bị rút bỏ.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cấp Văn bằng bảo hộ

     Người có quyền khiếu nại:

Người nộp đơn có quyền khiếu nại việc từ chối chấp nhận đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, từ chối cấp Văn bằng bảo hộ;
Bất người thứ ba nào cũng có quyền khiếu nại quyết định cấp Văn bằng và phải nộp lệ phí khiếu nại theo quy định.
     Thủ tục khiếu nại:

Nội dung khiếu nại phải được thể hiện thành văn bản, trong đó phải nêu rõ họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung Quyết định hoặc Thông báo bị khiếu nại; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ liên quan; tên đối tượng cần được bảo hộ nêu trong đơn; nội dung, lý lẽ, dẫn chứng minh hoạ cho lý lẽ khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc huỷ bỏ Quyết định hoặc kết luận liên quan;
Đơn khiếu nại phải được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày ra Quyết định hoặc Thông báo.

Đơn khiếu nại nộp sau thời hạn nêu trên không được xem xét.
Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ phải có ý kiến trả lời bằng văn bản cho Người khiếu nại.

Nếu không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ, Người khiếu nại có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Trường hợp khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho Người khiếu nại.

Nhãn hiệu sản phẩm - kinh nghiệm đăng ký thành công

Từ khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực, nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã quan tâm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Tuy nhiên, do thiếu thông tin về các điều khoản, quy định khiến một số tổ chức, cá nhân không thể đăng ký nhãn hiệu.

Dán nhãn sản phẩm tại Công ty Thành Công. Ảnh: TRỊNH LAN
Công ty cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu Thành Công, cụm công nghiệp Dĩnh Trì, xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang) sản xuất cầu lông và các dụng cụ thể thao là doanh nghiệp làm tốt việc bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm. Sản phẩm làm ra được Công ty đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong nước, đồng thời thường xuyên quảng bá hình ảnh trên các phương tiện thông tin và tại hội chợ thương mại.

Đến nay, Công ty có hàng trăm đại lý ở khắp các tỉnh, TP trong nước. Bình quân mỗi ngày, Công ty sản xuất khoảng 2 vạn quả cầu lông, tạo việc làm ổn định cho 400 lao động với mức thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay, Công ty đang làm các thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm tại các nước EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản để tiến tới xuất khẩu.

Tuy nhiên, doanh nghiệp làm được như Công ty Thành Công không nhiều. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thông tin, Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), đến cuối năm 2012, Bắc Giang mới có 669 đơn đề nghị bảo hộ nhãn hiệu, trong đó  363 nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên, số nhãn hiệu được cấp lại tập trung vào một số doanh nghiệp như: Công ty TNHH Minh Trung; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tây Tây Đô; Công ty TNHH điện tử Tuấn Mai. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp, cá nhân chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ và thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nên đơn đề nghị bảo hộ bị từ chối.

Ví như đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu "HƯƠNG SƠN" cho sản phẩm "gạo, bún, miến, bột mỳ, bột sắn, mỳ ống" của bà Nguyễn Thị Trang, xóm Chè, xã Tân Sỏi (Yên Thế) nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ bị loại ngay từ khi tiếp nhận. Lý do là lô gô không có khả năng phân biệt theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Thêm vào đó, nhãn hiệu có phần chữ "HƯƠNG SƠN" là một địa danh tại tỉnh Hà Tĩnh. Nếu nhãn hiệu này được bảo hộ tổng thể thì người tiêu dùng dễ nhầm lẫn những sản phẩm mang nhãn hiệu trên có nguồn gốc xuất xứ từ huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh chứ không phải là những sản phẩm của một chủ sở hữu thuộc tỉnh Bắc Giang.

Hay trường hợp đề nghị bảo hộ nhãn hiệu "KAISAN" của Công ty TNHH Việt Thắng (Khu công nghiệp Song Khê, Nội Hoàng). Nhãn hiệu này tương tự về cấu trúc với nhãn hiệu KASAI và KASAI-S của sản phẩm do Công ty Hokko Chemical Industry Co của Nhật Bản.

Từ thực tế trên cho thấy, để đăng ký thành công bảo hộ nhãn hiệu, trước hết, tổ chức hoặc cá nhân cần quan tâm thiết kế nhãn hiệu có khả năng phân biệt. Với nhãn hiệu chữ nên dùng các ký hiệu dễ nhận biết; không nên sử dụng những từ ngữ gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ; không sử dụng tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân Việt Nam cũng như của nước ngoài.

Đối với nhãn hiệu hình thì không nên dùng các hình vẽ, hình ảnh mang tính mô tả chính sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu; không nên dùng các hình ảnh, hình vẽ quá đơn giản hoặc những hình vẽ quá phức tạp gồm nhiều hình ảnh, đường nét, hình vẽ chồng chéo lên nhau; không sử dụng các hình quốc kỳ, quốc huy của các nước để đăng ký…

Sau khi thiết kế nhãn hiệu, tổ chức, cá nhân cần khảo sát xem nhãn hiệu mà mình đang đề nghị bảo hộ có trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang còn hiệu lực bảo hộ của các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, tương tự nhau hoặc liên quan đến nhau hay không. Để đánh giá điều này, doanh nghiệp có thể đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ tư vấn.

Những khó khăn bạn nên biết khi thành lập công ty


Thành lập một công ty không phải là việc đơn giản. Ở đây chúng tôi muốn chia sẻ với bạn ba vấn đề lớn nhất mà bạn nên biết. Đó là phải xác định và đảm bảo được đủ ba nguồn vốn: vốn ý tưởng, vốn cơ sở vật chất và vốn quản lý.

Ba loại vốn này là ba thành phần chính trong việc thành lập công ty của bạn. Có một số chuyên gia khi đánh giá khả năng thành công của môt doanh nghiệp, họ dựa vào ba tiêu chí: mục đích đúng, con người đúng và hành động đúng. Tôi cho rằng mục đích nằm trong phần vốn ý tưởng, con người nằm trong phần vốn công nghệ, và hành động nằm trong phần vốn quản lý.

Ba loại vốn này sẽ bao trùm hết các góc độ mà một người nào đó đặt ra, khi nhận định, đánh giá về một doanh nghiệp.

Một bạn trẻ ở Việt Nam hoàn toàn có một ý tưởng mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Nhưng để mang ý tưởng đó ra thành lập công ty và biến ý tưởng đó thành hiện thực  ở Việt Nam là điều vô cùng khó khăn. Cụ thể như sau:

1. Ý tưởng

Vốn ý tưởng cho việc thành lập công ty là gì?
Những câu hỏi đơn giản nhất khi thành lập công ty là Công ty của bạn sẽ kinh doanh cái gì? Lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ? Sản xuất mặt hàng gì? Cung cấp loại hình dịch vụ gì? Kinh doanh như thế nào?

Khó khăn về ý tưởng thành lập công ty? 

Khó khăn về ý tưởng không phải là thiếu ý tưởng mà là không biết được mức độ khả thi của nó. Chưa làm sao mà biết được? Chả phải có ối người thành công từ những ý tưởng bất khả thi đấy sao. Cũng không thiếu người thất bại từ những ý tưởng ban đầu độc đáo, cuốn hút, hoành tráng…

Như trên tôi đã nói, mỗi người chúng ta thường có vài ý tưởng. Đây không phải là điều quá khó khăn. Nếu cho mỗi người vài chục phút, tôi tin mỗi người chúng ta đều có thể gạch ra vài ý tưởng. Có những người còn có rất nhiều hơn, họ đóng gói ý tưởng của mình lại mang đi bán.

Một vấn đề khác trong khó khăn ý tưởng là không lên được bản kế hoạch chi tiết. Và tôi thấy nên chia sẻ bản kế hoạch trên với mọi người. Khi nhận được sự chia sẻ, tôi tin rằng phần lớn những người nhận được sự chia sẻ sẽ rất vui, và họ có thể có những ý kiến nhận xét quý báu. Và sẽ là rất tốt nếu bạn nhận được nhiều ý kiến khen ngợi, đồng tình… Hơn nữa, biết đâu người ta có thể góp vốn vào cùng làm.

2. Cơ sở vật chất.


Khi thành lập công ty và đưa vào hoạt động, bạn phải có vốn cơ sở vật chất đủ vững. Vốn này bao gồm hệ thống văn phòng làm việc, nhà xưởng nếu có, kho bãi và trang thiết bị cần thiết cho những nơi này; dây chuyền công nghệ sản xuất và  tất nhiên không thể thiếu đội ngũ nhân lực vận hành.

Các khó khăn bạn sẽ gặp phải.

Thành lập công ty thì phải có văn phòng. Đây là yêu cầu bắt buộc của các chi cục thuế. Bạn sẽ phải gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn bất động sản, nói nôm na thì thành lập công ty thì phải có nơi nào đó để làm trụ sở, không có thì phải đi thuê.

Hiện nay, ở các thành phố lớn của Việt Nam, bất động sản có thể nói là giá ở trên trời. Tất nhiên, cùng với đó là giá thuê văn phòng không hề rẻ. Muốn thuê được một địa điểm, có thể gọi là tạm được, để đặt làm văn phòng thì giá vào khoảng vài trục triệu đồng/tháng. Đó là một điều quá khó khăn đối với các bạn trẻ khi muốn thành lập công ty.

Để triển khai các ý tưởng bạn cần thành lập công ty. Dưới mức độ công ty thì bài viết này xin phép được không bàn. Cách đây vài năm, thành lập công ty là việc khá khó khăn vì cần phải hoàn thiện nhiều loại giấy tờ thủ tục. Nhưng nay đã dễ dàng hơn nhiều vì số lượng thủ tục được giảm bớt. Ngoài ra, bây giờ xuất hiện nhiều các công ty luật chuyên lo việc này với giá khá mềm.

Khó khăn tiếp đến là nguồn nhân lực trình độ thấp. Chúng ta đều biết việc đào tạo trong nhà trường Việt Nam hiện tại khá xa thực tế. Rất ít học sinh ra trường có thể viết được một văn bản đúng quy phạm. Tôi đã đã đọc khá nhiều đồ án tốt nghiệp của các bạn trẻ, lỗi trình bày khá nhiều, còn lỗi chính tả là điều phổ biến. Tôi tin rằng các thày giáo không đọc, vì họ vẫn được những điểm số rất cao.

Điều này dẫn đến việc khi nhận một nhân viên mới ra trường vào làm việc, các doanh nghiệp phải đào tạo rất nhiều, thậm chí đào tạo lại từ đầu. Và tất nhiên chúng ta đều hiểu, việc đào tạo này gây tổn thất về thời gian và tiền bạc cho các doanh nghiệp. Bây giờ người ta coi đó như là việc đương nhiên. Họ phải chịu những hậu quả của nền giáo dục, vì đã cho ra đời những sản phẩm thiếu hoàn thiện. Giờ đây ít còn thấy các doanh nghiệp kêu nữa, chắc bởi họ đã kêu mãi rồi mà mọi việc vẫn không thay đổi.

3. Quản lý điều hành.

Vốn quản lý điều hành là gì?

Là toàn bộ việc quản lý, điều hành, đốn đốc, kiểm tra, thuyết phục, truyền lửa, thỏa hiệp  đối với những người lao động trong doanh nghiệp của bạn. Bạn quản lý có tốt không? Truyền lửa có tốt không? Nhân viên của bạn có làm việc hết mình không? Có sáng tạo không? Hiệu suất hoạt động có cao không?… Nếu bạn không có thời gian, hoặc không làm được thì hãy đi thuê. Hãy để công việc cho những chuyên gia!


Quản lý con người là một công việc khó khăn. Người mới vào làm việc, người làm việc lâu năm, người phải mắng xối xả, kẻ chỉ cần nói bâng quơ… Có thể nói đó là một nghệ thuật! Một số người có khả năng thiên bẩm trong việc này, một số người khác phải học.

Cũng như một nhà nước văn minh – nhà nước pháp chế – lấy pháp luật là chế tài cho mọi hoạt động xã hội – một công ty văn minh cần có nội quy và quy chế. Nội quy là văn bản quy định những hoạt động diễn ra hàng ngày như: giờ đến, giờ về, đeo thẻ, ăn mặc… Còn quy chế là văn bản quy định cơ cấu tổ chức của một công ty, nhiệm vụ của các bộ phận và cách thức để các bộ phận ấy tương tác với nhau.

Quy chế và nội quy định cần phải được lập ra để điều tiết mọi hoạt động của công ty. Quan trọng là hai văn bản này phải là “to” nhất – theo cách gọi dân gian – chứ không phải ông giám đốc. Tức là giám đốc cũng phải đi làm đúng giờ.


Người phương Tây có cách quản lý rất văn minh mà Việt Nam nên học, đó là coi nhân viên là đối tác. Kỳ thực thì họ vẫn là đối tác! Họ rằng buộc với người quản lý bằng hợp đồng lao động, có bên A và bên B. Nhưng có một số nhà quản lý lại coi nhân viên như là kẻ làm thuê, thậm chí tệ hơn như giúp việc. Khi chọn hình thức quản lý như vậy, thì chính những “ông chủ” với là những người chịu nhiều thiệt hại. Thứ nhất, họ không kích lệ được sự sáng tạo của nhân viên, bởi đã làm thuê là kẻ chỉ đâu đánh đấy. Thứ hai là họ chịu hoàn toàn phần rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.

Và khi ấy chính những người quản lý với là những người đang bị nhân viên của mình bóc lột. Họ luôn phải nghĩ ra các công việc để sai bảo người làm. Họ luôn phải đưa ra các ý tưởng mới và phải chịu hoàn toàn sự rủi ro từ chúng. Thay vì thế, khi coi các nhân viên là đối tác, họ tôn trọng nhân viên và luôn nhắc nhở nhân viên phải chủ động trong công việc của mình. Họ còn có thể yêu cầu nhân viên phải chịu một phần trách nhiệm nào đó khi gây ra thiệt hại cho công ty. Vì đối tác là cùng nhau hành động, cùng nhau chịu sự rủi ro.

+Nguyễn Quang Hiển ghi chép !

Nâng mức giảm trừ gia cảnh lên chín triệu đồng/tháng

Với đa số phiếu thuận, sáng 22-11, Quốc hội thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Từ 1-7-2013, khi luật có hiệu lực, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế từ bốn triệu đồng/tháng sẽ lên mức chín triệu đồng/tháng.
Bắt đầu từ 1-7-2013, khi luật có hiệu lực, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế từ 4 triệu đồng/tháng sẽ lên mức 9 triệu đồng/tháng, cho mỗi người phụ thuộc từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng
Bắt đầu từ 1-7-2013, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế từ bốn triệu đồng/tháng sẽ lên mức chín triệu đồng/tháng, cho mỗi người phụ thuộc từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng.

Kết quả phần biểu quyết riêng cho quy định này có 427/456 vị đại biểu tán thành, 26 vị có ý kiến ngược lại và ba người không biểu quyết.
Báo cáo giải trình tiếp thu dự án luật lần cuối của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thừa nhận, việc nâng mức giảm trừ gia cảnh như trên có làm giảm thu ngân sách nhà nước, thu hẹp số lượng người nộp thuế, làm thay đổi một số mục tiêu ban đầu của việc ban hành Luật.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc duy trì mục tiêu ban đầu của Luật thuế thu nhập cá nhân là khó khăn. Đến khi nền kinh tế đất nước phát triển, thu nhập người dân được cải thiện sẽ thực hiện đầy đủ mục tiêu của luật.
Mặt khác, việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh là nhằm chia sẻ khó khăn, động viên, hỗ trợ người hưởng lương có thêm thu nhập, góp phần kích cầu tiêu dùng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Dự thảo luật cũng quy định trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá tiêu dùng để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.
Trước một số ý kiến đề nghị áp dụng luật từ 1-1-2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình việc này sẽ giảm thu ngân sách thêm khoảng 6.000 tỷ đồng so với phương án áp dụng luật từ 1-7-2013.
Mặt khác, Quốc hội đã thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2013. Trong trường hợp giảm thu thêm sẽ không có nguồn bù đắp.

Lại thêm một hợp đồng thực phẩm được công bố tại Topiclaw

Lâu rồi không có cảm giác được tốt như sáng nay, khỏe, không buồn ngủ và đói, điện thoại reng liên tục và .... tui vừa nhận được một hợp đồng công bố thực phẩm, lại thêm vui !

+Thanh Nguyễn thì nhận được một hợp đồng công bố sữa nhập khẩu, còn anh +Nguyễn Quang Hiển thì đạt 10 câu hỏi được trả lời, Tiếc cho anh +Lại Cao Sơn là khách hàng thành lập doanh nghiệp không nhiều như đợt trước.

Cả nhà đang vui vẻ ăn bánh mỳ và uống cô ca, sắp đến bữa trưa rồi chúc các bạn măm măm ngon miệng 

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Topiclaw đẩy mạnh thành lập doanh nghiệp

Hiện tại Topiclaw rất mạnh về thành lập doanh nghiệp, dịch vụ đã đạt được mức 1000 bộ hồ sơ thành lập.

Anh +Nguyễn Quang Hiển hiện tại đang rất tất bật trả lời các câu hỏi liên quan tới doanh nghiệp trên Topiclaw, còn anh +Lại Cao Sơn thì suốt ngày soạn hồ sơ thành lập.

Topiclaw đang tiếp tục hỗ trợ và đẩy mạnh dịch vụ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp.

Thành lập doanh nghiệp cùng Topiclaw

Lựa chọn một công ty cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp để bạn đủ tin tưởng là điều khó, Topiclaw hiểu được bạn nhờ nhiều năm kinh nghiệm tư vấn thành lập doanh nghiệp cho hàng ngàn doanh nghiệp trong thời gian qua đáng để bạn phải lưu tâm với các thông tin sau:

Trước hết xin mời bạn nghiên cứu qua các vấn đề mà chúng tôi sẽ tư vấn, trường hợp bạn còn bất kỳ một thắc mắc nào có thể đăng câu hỏi cho chúng tôi.

Chọn tên khi thành lập doanh nghiệp

Topiclaw chuyên tư vấn các loại hình doanh nghiệp

Việc chọn một tên thật ấn tượng và dễ nhớ, nó sẽ là thương hiệu để phát triển lâu dài là việc làm khó cho các thương nhân tương lai. Việc lựa chọn tên cho doanh nghiệp phải không được trùng hay gây nhầm lẫn cho khách hàng cũng như các doanh nghiệp khác, Topiclaw sẽ giúp bạn tra cứu tên doanh nghiệp đã tồn tại hay chưa, chúng tôi cũng tư vấn cho bạn chọn một cái tên phù hợp nhất, dễ nhớ và dễ phát triển nhất, bạn có thể tham khảo thêm thông tin hướng dẫn đặt tên cho công ty.

Chọn loại hình cho doanh nghiệp khi thành lập

Loại hình doanh nghiệp tại nước ta rất đa dạng, bao gồm các loại hình chính như:

Công ty cổ phần

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty tư nhân

Công ty hợp danh

Công ty liên doanh nước ngoài

Việc lựa chọn loại hình cho doanh nghiệp của bạn là tùy thuộc vào số người góp vốn, xu hướng phát triển hay đơn giản là bạn thích nó. Topiclaw sẽ tư vấn cho bạn một loại hình doanh nghiệp thích hợp nhất cho ngành nghề kinh doanh của bạn, theo sở thích hoặc bất cứ lý do nào khác.




Lựa chọn vốn điều lệ cho doanh nghiệp mới

Vốn điều lệ là mức vốn của doanh nghiệp do bạn quyết định, nhà nước sẽ không kiểm tra trừ khi đó là ngành nghề kinh doanh yêu cầu có vốn pháp định. Vốn điều lệ càng cao thì bạn phải đóng thuế môn bài hàng năm càng cao, nhưng lại thể hiện trách nhiệm cao hơn với doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp cũng như người góp vốn.




Thông tin thêm

Vốn điều lệ thành lập công ty tnhh

Vốn điều lệ ảnh hưởng tới các cổ đông thế nào

Thời hạn đóng góp vốn điều lệ

Cách điều chỉnh vốn điều lệ

Việc góp vốn vào doanh nghiệp là do thỏa thuận chung giữa bạn và các cộng sự, thời gian hoàn thành việc góp vốn cũng như hình thức góp vốn cũng vậy.




Đăng ký ngành nghề cho doanh nghiệp khi thành lập

Ngành nghề kinh doanh phải được đăng ký ở mã ngành cấp 4, việc tra cứu cũng như đăng ký mã ngành nghề là do Topiclaw soạn thảo cho bạn, dựa trên ngành nghề chính mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh, hoàn toàn do bạn quyết định.




Theo luật doanh nghiệp thì ngành nghề đăng ký là không hạn chế số lượng, nhưng khi bạn đăng ký các mã ngành nghề có điều kiện ( bao gồm điều kiện trước và điều kiện sau ) thì bạn cần phải bổ sung cùng hoặc sau các giấy tờ thỏa mãn mới được kinh doanh các ngành nghề đó, trường hợp doanh nghiệp có mở rộng kinh doanh chưa có mã trong giấy đăng ký kinh doanh thì bạn cần phải làm các thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.




Lưu ý: về trụ sở doanh nghiệp là không quan trọng, bạn có thể chọn bất kỳ một địa chỉ nào hợp lệ là được, không cần phải giấy tờ thuê mượn văn phòng.




Tại sao nên chọn Topiclaw để thành lập doanh nghiệp

Vì chúng tôi là rẻ nhất, dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói từ A tới Z, quý khách chỉ cần phải lo lắng cho bản kế hoạch kinh doanh sắp tới của mình mà thôi.




Vì sao chúng tôi rẻ nhất ? Chúng tôi cung cấp miễn phí dịch vụ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp một năm sau thành lập, hơn thế nữa chúng tôi còn tư vấn cho quý vị các cách thức kê khai thuế ban đầu, miễn phí một năm tư vấn kế toán qua điện thoại của công ty.




Khách hàng không có điều kiện tới trụ sở có thể được chuyên viên của chúng tôi đến tận nơi tư vấn trực tiếp, khi quý khách sử dụng dịch vụ của chúng tôi một lần, lần hai trở đi sẽ được giảm giá 10% phí dịch vụ tiếp theo.




Liên hệ dịch vụ

Bạn có thể gọi ngay vào đường dây nóng của chúng tôi dưới chân trang, hoặc có thể nhận được sự trợ giúp của chúng tôi trực tiếp qua điện thoại cố định, hoặc linh hoạt hơn, bạn có thể gửi yêu cầu dịch vụ vào hòm thư của chúng tôi.




Nếu bạn có điều kiện đi lại, đừng ngần ngại tới trực tiếp trung tâm trợ giúp doanh nghiệp của chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

Chúc các bạn thành công, hãy liên hệ ngay tới dịch vụ của Topiclaw ngay hôm nay để được tư vấn cặn kẽ và giá thành rẻ nhất !

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Công bố thệm 20 bộ hồ sơ mỹ phẩm, 5 bộ thực phẩm nhập khẩu

Vừa hôm nay +Nguyễn Linh đã hoàn thành 25 bộ hồ sơ, trong đó hồ sơ mỹ phẩm chiếm đa số công việc của Linh, việc công bố thực phẩm rất ít cũng bởi nhu cầu thực tế từ thực phẩm và lượng hàng tiêu thụ thực phẩm nhập khẩu trong nước là quá ít.

Một chủ doanh nghiệp tâm sự với Linh: Nếu nhập khẩu mỹ phẩm, lợi nhuận có thể gấp đôi, lượng hàng bán được cũng rất nhanh vì nhu cầu lớn từ khách hàng là nữ, và cả một số nam giới cũng thường xuyên dùng mỹ phẩm để làm đẹp, nhưng với thực phẩm thì nhập khẩu một lô hàng về , thời gian bảo quản ngắn hạn, nếu không bán được thì rất có thể phải bỏ đi cả tỉ đồng. Ngoài ra thực phẩm nhập khẩu thường đắt hơn thực phẩm trong nước, mà khách hàng thì chỉ thích đồ rẻ ngoài chợ nên buôn thực phẩm cũng là một trong các mảng nhiều doanh nghiệp không chú trọng !

Topiclaw cũng thường xuyên nhận được ít các hợp đồng về công bố thực phẩm !

+Nguyễn Linh ghi chep !

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Rất nhiều câu hỏi được trả lời trên Topiclaw

Topiclaw đã quá thân thuộc với các bạn tìm hiểu luật, và các luật sư cũng giúp rất nhiều các bạn đang vướng mắc phải các tình huống trong luật doanh nghiệp và sở hữu trí tuệ.

Hôm nay nhận được nhiều câu hỏi hơn các hôm khác, các câu hỏi đa dạng nhiều chủ đề, các bạn quan tâm hoặc đang vướng mắc hãy tiếp tục đặt câu hỏi cho các luật sư Topiclaw tại đây.

Danh sách các câu hỏi mới nhất được cập nhật:

Dịch vụ công bố mỹ phẩm áp đảo thực phẩm

Dịch vụ công bố tại Topiclaw vẫn là một trong những dịch vụ mạnh nhất, và Topiclaw vẫn là nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất và rẻ nhất, sau một thời gian tiếp quản quản lý công bố và các dịch vụ liên quan tới công bố chúng tôi đã có bản tổng kết về dịch vụ này.

Khoảng 80% các cuộc gọi về công bố đều là công bố mỹ phẩm, các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu lại chiếm tới 95% các cuộc gọi đó, như vậy Việt Nam mình gần như nhập khẩu hoàn toàn mỹ phẩm ? không phải, tôi có đọc trên báo đài có hàng trăm ngàn công ty sản xuất mỹ phẩm trong nước, vậy sao họ không sử dụng dịch vụ công bố nhỉ ?

Số khiêm tốn còn lại là dành cho công bố thực phẩm và công bố thực phẩm chức năng, thực phẩm nhập khẩu ít cũng là cái điều dễ hiểu, đất nước ta "rừng vàng biển bạc" mà lại !

Topiclaw đang lên các kế hoạch giảm giá và chăm sóc khách hàng tốt hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách hàng, cũng như gây dựng thương hiệu và uy tín của Topiclaw xứng tầm một công ty tư vấn luật uy tín bậc nhất cả nước !

+Nguyễn Quang Hiển ghi chép !

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Công bố đường đã có kết quả

Trong tuần qua +Nguyễn Linh hỗ trợ khách hàng công bố sản phẩm đường, một doanh nghiệp nhập khẩu đường phục vụ cho thị trường miền Bắc đã đăng ký công bố chất lượng qua Topiclaw, hiện tại Topiclaw vẫn là nhà đăng ký sản phẩm lớn nhất và đáng tin cậy nhất cả nước.

Đường hay các thực phẩm khác đều phải đăng ký lưu hành mới được phép bán và phân phối rộng rãi, việc công bố sản phẩm là việc làm khó, các doanh nghiệp luôn lúng túng trong việc lập hồ sơ công bố, nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước, để đảm bảo thời gian nhanh nhất và tiết kiệm nhất quý doanh nghiệp nên liên hệ tới dịch vụ công bố sản phẩm như Topiclaw để được trợ giúp nhanh nhất !

+Nguyễn Linh  ghi chép !

Nhiều công ty mở tại Topiclaw !

Hôm nay khách hàng gọi điện cảm ơn Topiclaw và +Nguyễn Linh đã giúp khách hàng thành lập công ty và ra đúng ngày, khách hàng tỏ ra rất vui vì sử dụng dịch vụ thành lập công ty trọn gói và giá thành rẻ hơn nhiều so với các đơn vị khác.

Công ty mới thành lập là một công ty buôn bán dược phẩm, ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên việc thành lập gặp một số khó khăn nhất định, nhưng được sự giúp đỡ của Topiclaw và mình, khách hàng đã hoàn thành xong mọi thủ tục, sáng nay khách hàng đã nhận được con dấu công ty và thanh lý hợp đồng.

Linh cảm thấy vui vì được giúp đỡ, hay ít ra cũng là một chút gì đó làm cầu nối thành công cho các doanh nghiệp mới thành lập, các công ty mới thành lập sẽ được trợ giúp về kế toán và pháp lý trong vòng một năm !

Chúc mọi người ngày mới vui vẻ ...

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Đăng ký mã vạch - hợp đồng đầu tiên của Yên !

Thông thường thì Yên được giám đốc phân công tư vấn dịch vụ công bố sản phẩm, nhưng hôm nay lại được thay mặt anh Tuấn ký kết hợp đồng với khách đăng ký mã vạch, cảm thấy thật vui vì Yên đã được góp thêm công sức nhỏ nhoi của mình vào việc phát triển công ty.

Lại nói về đăng ký mã vạch, thông thường các doanh nghiệp ở Việt Nam đăng ký mã vạch có 13 chữ số với 1000 sản phẩm được phép sử dụng, đây là một loại mã vạch rất được ưa chuộng tại Việt Nam mình nhờ tính dễ sử dụng cộng với áp dụng được cho hầu hết tất cả các dòng sản phẩm của một công ty sản xuất ra, mà cũng ít có công ty nào phải xin thêm mã cả.

Yên sẽ cập nhật các thông tin lên blog vào ngày mai, hẹn gặp lại các bạn !

+Nguyễn Phương Yên ghi chép !

Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Công ty âm nhạc phá sản hàng loạt

Phương Vy - Hoàng Bách đều ra riêng sau một thời gian ở Music Face


Kinh tế suy thoái, thị trường ca nhạc cũng rơi vào tình trạng xuống dốc. Năng lực ca sĩ không xuất sắc và các ông bầu hoạt động không chuyên nghiệp đã khiến các công ty kinh doanh âm nhạc phá sản.
Ồ ạt thành lập và lặng lẽ đóng cửa. Đó là thực trạng của những công ty âm nhạc ra đời với mục tiêu đào tạo, lăng xê ca sĩ theo công nghệ, do chính những người trong giới xây dựng ở thị trường nhạc Việt thời gian qua.

Cáo chung

Là một trong những công ty âm nhạc đình đám nhất khi lăng xê thành công ca sĩ Phương Vy, Hồ Ngọc Hà…, Music Face mà người đứng đầu là nhạc sĩ Đức Trí càng tăng thêm uy tín và tiếng tăm trên thị trường nhạc Việt với một danh sách ca sĩ đầu quân dài dằng dặc: Phạm Anh Khoa, Lê Hiếu, Hoàng Bách, Suboi, Quốc Thiên, Anh Khang…,

Tuy nhiên, sau thành công của Phương Vy, Hồ Ngọc Hà, Music Face gần như không gặt hái thêm được thành công mới dù những ca sĩ đầu quân về công ty ít nhiều đã có tên tuổi trước đó hay ít nhất cũng đang là một trong những gương mặt triển vọng. Thế nhưng cho đến thời điểm hiện nay, công ty này gần như trong trạng thái im ắng khi hầu hết ca sĩ đầu quân về công ty đều tách ra hoạt động riêng lẻ.

Không sản phẩm âm nhạc, không chương trình rình rang như trước và ngay cả nhân vật “đầu tàu” Đức Trí cũng ngán việc sản xuất và dồn mọi tâm huyết cho công việc mới là giảng dạy. Lời đồn đoán công ty này đã được chuyển nhượng cho một kênh truyền hình âm nhạc xã hội hóa cũng chẳng phải thiếu cơ sở.

Ồn ào náo nhiệt không kém Music Face là Công ty Early Riser Music (nhánh của Early Riser Group) với đội ngũ chuyên viên toàn Việt kiều, những người đã ít nhiều để lại dấu ấn trong làng giải trí Việt thời gian gần đây. Một cách công tâm, Early Riser Music còn tạo nên dấu ấn riêng không chỉ bằng tư duy mới mẻ (gần với xu hướng thế giới) mà còn khả năng dồi dào về tài lực đầu tư cho các dự án của mình, minh chứng là cuộc thi Sáng bừng sức sống được tổ chức tốn kém chỉ để tuyển chọn 5 gương mặt cho một nhóm hát.

Đây chính là lý do, dù thành lập chưa lâu nhưng nhiều ca sĩ ào ạt đổ về công ty này với kỳ vọng “ngày mai tươi sáng”. Tuy nhiên, người đứng đầu Early Riser Music, nhạc sĩ Dương Khắc Linh, thừa nhận: “Công ty sắp “sập”. Đơn giản vì các ca sĩ đều ra làm riêng sau một thời gian dài gắn bó với công ty nhưng vẫn chưa làm nên chuyện và ngay cả người đầu tàu Dương Khắc Linh cũng ra đi vì “chán quá và tôi sẽ làm riêng lẻ những dự án âm nhạc của mình”.

Việc hai công ty lớn đóng cửa thì dễ hiểu nhưng công ty làng nhàng (ít tiềm lực tài chính và thiếu chuyên nghiệp) khác “sập tiệm” cũng chẳng có gì đáng bàn. Thực tế cho thấy, nếu trước đây việc những công ty đào tạo và lăng xê ca sĩ mọc lên như nấm sau mưa thì hiện nay, hàng loạt công ty niêm yết bảng cáo chung cho chính mình.

Hệ quả tất yếu

Thực tế tình trạng trên là điều dễ hiểu khi việc thành lập công ty đào tạo và lăng xê ca sĩ ở Việt Nam cũng hoàn toàn nhờ vào yếu tố ăn may thay vì phải có chiến lược một cách chuyên nghiệp như thường thấy ở thị trường âm nhạc thế giới.

Trong giai đoạn cao trào của việc thành lập công ty âm nhạc, hai nhạc sĩ trẻ Nguyễn Văn Chung và Nhật Trung cũng bắt tay thành lập công ty riêng chuyên đào tạo và lăng xê ca sĩ. Thế nhưng, chỉ vài tháng sau khi ra mắt đình đám, mặt bằng công ty trở thành... quán ốc vì một điều đơn giản “không biết phải làm gì sau khi công ty thành lập”.

Thực tế, ca sĩ triển vọng đủ lực để lăng xê thì hiếm, trong khi năng lực của các ông chủ công ty thì hạn chế, nghĩ gì làm nấy và họ cũng chưa từng trải qua những khóa đào tạo chuyên nghiệp đủ để xây dựng một bản lĩnh đối mặt với nguy cơ. Do vậy công ty này đã nhanh chóng phải đóng cửa vĩnh viễn.

Sau những tranh luận không hồi kết, ca sĩ Thanh Thảo và người mẫu Thúy Vinh tách riêng với hai công ty lần lượt là Thanh Thảo Production và MusicTime (bên cạnh MusicBox). Cả hai công ty đều tổ chức những cuộc tuyển chọn ca sĩ mới lẫn “chiêu binh” ca sĩ cũ về công ty.

Nhưng ngay khi kết thúc buổi ra mắt hay các cuộc thi tuyển chọn với không khí tưng bừng, các công ty này cũng nhanh chóng rơi vào im ắng. “Gà” mới lẫn cũ đều được khuyến cáo tự lo bởi “công ty chưa thể làm nổi điều gì trong thời buổi khó khăn hiện tại”- như chia sẻ của ca sĩ Thanh Thảo.

Điều đó lý giải không ít công ty âm nhạc được thành lập hiện nay chỉ để sản xuất đĩa nhạc cho chủ nhân và nhiều nhất là kinh doanh nhạc chuông, nhạc chờ. Kinh tế suy thoái, thị trường ca nhạc rơi vào tình trạng suy thoái, năng lực ca sĩ không xuất sắc và các “ông bầu” hoạt động không chuyên nghiệp là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các công ty kinh doanh âm nhạc phá sản.



Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi thành lập công ty


Sau khi quý vị thành lập doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện các công việc sau để tránh phạm luật nhé:
  1. Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề mà mình đã đăng ký trong giấy phép đăng ký kinh doanh, bảo đảm điều kiện kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật , khi thực hiện kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có đòi hỏi chứng chỉ hành nghề kinh doanh.
  2. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo thuế tài chính một cách trung thực, chính xác, rõ ràng và đúng thời hạn theo yêu cầu của pháp luật nhà nước về thuế.
  3. Đăng ký mã số thuế, kê khai nộp thuế, và thực hiện nghiêm túc những ngĩa vụ về tài chính khác theo quy định của luật.
  4. Tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường….
  5. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về hàng hóa, dịch vụ theo đúng chuẩn và đúng như quy định đã đăng ký trong giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc đã công bố rồi.
  6. Bảo đảm lợi ích của người lao động theo đúng luật lao động quy định, thực hiện các chế độ cho nhân viên như bảo hiểm y tế, bảo hiểm khác cho người lao động theo đúng luật về bảo hiểm.
  7. Thực hiện thống kê theo đúng luật thống kê, báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy  định,nếu thông tin có sai, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
  8. Thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Chúc các bạn thành công ! +Nguyễn Quang Hiển ghi chép !


Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp

Đăng ký thực phẩm có tăng

Dịch vụ công bố của Topiclaw là một trong những dịch vụ mạnh nhất, chúng tôi có triển khai dịch vụ đăng ký thực phẩm song song với công bố mỹ phẩm.

Dạo này khách hàng gọi điện khảo giá nhiều hơn làm việc, ký kết, nhưng vì giá thành của Topiclaw vẫn là thấp nhất nên khách hàng có xu hướng ký kết hợp đồng với chúng tôi !

Thực phẩm muốn lưu hành trên thị trường thì doanh nghiệp và thương nhân phải làm các thủ tục công bố, sau đó các doanh nghiệp mới được phép lưu hành sản phẩm đó trên thị trường.

+Nguyễn Quang Hiển ghi chép !

Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Thực phẩm công bố không phải đơn giản

Khách hàng dạo này thường hay xin được tư vấn về hồ sơ công bố thực phẩm+Nguyễn Linh vẫn tư vấn cụ thể cho khách hàng, nhưng việc công bố thực phẩm rất phức tạp, trong quá trình kiểm tra hợp lệ của hồ sơ và các giấy tờ của khách hàng thì thấy rằng khách hàng thường vướng mắc ở các giấy CFS, Health Certificate vì thế việc khách hàng tự nộp hồ sơ là không phải dễ, ngoài ra các thành phần trong bảng phân tích thành phần có thể vượt quá chỉ tiêu lưu hành của Việt Nam.

Thực phẩm là thứ hàng hóa phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của khách hàng và nói chung là người tiêu dùng trong nước nên các cơ quan chức năng của ta kiểm tra rất chặt và gắt gao lắm !

+Nguyễn Linh ghi chép !

Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Đề xuất thành lập công ty tái cho vay thế chấp nhà ở Quốc gia

BIDV đã chính thức có tờ trình đề xuất Thủ tướng xem xét lập công ty tái cho vay thế chấp ngay trong quý II/2013 để hỗ trợ thị trường bất động sản. Vốn điều lệ dự kiến là 5.000 tỷ đồng.

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ – CP năm 2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, thực tiễn khó khăn thách thức nền kinh tế và thị trường bất động sản trong thời gian qua, ngày 18/01/2013 BIDV đã chính thức có tờ trình đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét sớm thành lập công ty tái cho vay thế chấp ngay trong quý II năm 2013 để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của nền kinh tế và thị trường bất động sản, kích thích sản xuất lưu thông hàng hóa phục hồi nền kinh tế.

Theo đó, công ty tái cho vay thế chấp nhà ở Quốc gia sẽ được thành lập dưới hình thức công ty tài chính TNHH MTV do Nhà nước sở hữu 100% hoặc sở hữu chi phối trên 75% Vốn điều lệ.

Công ty có Vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng và trong 05 năm đầu hoạt động công ty sẽ huy động thêm khoảng 50.000 tỷ để tài trợ cho thị trường nhà ở thu nhập thấp từ các nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA, các nguồn tiền gửi của các tổ chức trong nước và quốc tế và các nguồn vốn hỗ trợ đóng góp dài hạn khác.

Để tài trợ cho các khoản vay nhà ở thu nhập thấp, Công ty sẽ thực hiện theo 02 hình thức là tái cho vay thế chấp và mua lại các khoản nợ cho vay nhà ở thu nhập thấp từ các NHTM.

Công ty sẽ tiến hành cho vay gián tiếp thông qua ngân hàng thương mại tới các đối tượng thụ hưởng là: Đối tượng chính sách xã hội về nhà ở; Người và gia đình có công với cách mạng, có hoàn cảnh khó khăn; Các hộ nghèo khu vực nông thôn; Người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; Cán bộ, công chức, viên chức…; Các đối tượng chính sách xã hội đặc biệt khó khăn; Những người có nhu cầu mua nhà ở thực sự do chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng diện tích nhà ở dưới 8m2/người.

Thời hạn khoản vay có thể kéo dài từ 15 năm - 30 năm tùy từng điều kiện, trường hợp cụ thể và với mức lãi suất ưu đãi thấp hơn mức lãi suất thương mại trên thị trường.

Như vậy nếu đi vào hoạt động chính thức công ty sẽ tập trung tài trợ cho thị trường nhà ở thu nhập thấp với lượng vốn khoảng 50.000 tỷ đồng trong 05 năm đầu hoạt động, tương ứng với khoảng 250.000 căn nhà hay 7,5 triệu m2 nhà ở thu nhập thấp.

Với nguồn vốn dài hạn có lãi suất ưu đãi sẽ có khả năng kích thích thị trường nhà ở thu nhập thấp phát triển từ đó góp phần giải quyết một phần khó khăn của thị trường bất động sản, kích thích sản xuất, lưu thông hàng hóa và tiêu dùng đồng thời hỗ trợ chính sách xã hội giúp cho người thu nhập thấp có khả năng tiếp cận gần hơn sản phẩm nhà ở theo đúng nhu cầu và khả năng tài chính của mình.





Cơ chế hoạt động của Công ty tài chính TNHH MTV tái cho vay thế chấp nhà ở Quốc gia
Trong quá trình chuẩn bị thành lập và thời gian đầu khi Công ty mới đi vào hoạt động, BIDV với vai trò là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam sẵn sàng tham gia hỗ trợ để Công ty tài chính TNHH MTV tái cho vay thế chấp nhà ở Quốc gia nhanh chóng đi vào hoạt động an toàn, hiệu quả và ổn định theo đúng quy định của Luật TCTD.


BIDV cho biết sẽ tham gia với vai trò nòng cốt trong ban trù bị thành lập công ty tái cho vay thế chấp để chuẩn bị các thủ tục pháp lý và chuyên môn cần thiết; Tổ chức hoạt động Công ty trong thời gian đầu thành lập (trong thời gian từ 1 đến 2 năm); Sau từ 1 - 2 năm, khi công ty đi vào hoạt động ổn định, BIDV sẽ chuyển giao lại toàn bộ Công ty cho cơ quan có chức năng do Chính phủ chỉ định.


Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp

Điện Gia Lai góp 20 tỷ đồng thành lập công ty tại Huế

Công ty mới thành lập có vốn điều lệ 40 tỷ đồng, được thành lập với mục đích triển khai thực hiện dự án thủy điện Thượng Lô.

Công ty cổ phần Điện Gia Lai (GEC) công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc góp vốn và thành lập công ty cổ phần. GEC sẽ cùng Công ty cổ phần thủy điện Gia Lai (GHC) và Công ty cổ phần Trường Phú góp vốn thành lập công ty cổ phần tại Huế nhằm triển khai thực hiện dự án thủy điện Thượng Lộ.

Công ty được thành lập có vốn điều lệ 40 tỷ đồng, trong đó GEC góp vốn 20 tỷ đồng, chiếm 50% vốn điều lệ. Nguồn vốn thực hiện là vốn kinh doanh của GEC. Người đại diện theo ủy quyền và quản lý phần vốn góp của GEC tại công ty này là ông Tân Xuân Hiến (đại diện 10,2 tỷ đồng) và ông Nguyễn Tâm Hòa (đại diện 9,8 tỷ đồng).

Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Nhiều người sợ thuế ... khi thành lập công ty

Tôi vẫn phải nhắc lại cho các bạn là phải tìm hiểu kỹ thông tin rồi mới quyết định làm một điều gì đó, có rất nhiều khách hàng khi thành lập công ty hoặc ít ra có ý tưởng thành lập công ty hỏi tôi rằng thuế sau khi thành lập công ty là bao nhiêu ? hộ kinh doanh có ít thuế hơn không ? ...

Nếu nói về thuế, hộ kinh doanh cá thể bị thiệt thòi hơn nhiều do chịu áp thuế khoán, một loại thuế đánh đồng tất cả mọi người trong một kiểu kinh doanh vào làm một, dựa trên vốn bỏ ra và thu nhập bình quân để áp thuế, hoàn toàn không có căn cứ chặt chẽ nên dù bạn làm ăn thế nào thì thuế vẫn thế, đó là một trong các điểm yếu mà nếu bạn có cảm giác có thể thành lập doanh nghiệp được thì nên thành lập.

Công ty có tư cách pháp nhân ( tư nhân không có ) và thuế được hạch toán theo thuế môn bài ( dựa vào vốn điều lệ ) và thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng nếu khéo léo một chút thì thuế thu nhập doanh nghiệp không còn là vấn đề ( bảng cân đối kế toán ).

Nhưng những người không có chuyên môn về kế toán dường như sợ "thành lập công ty" vì cho rằng nó phức tạp và dễ bị cơ quan nhà nước soi hơn, điều này cũng đúng, và ít ra là tôi biết đó là đúng. Nhưng trong kinh doanh có ai muốn lẹt đẹt bé tí mãi đâu ? rồi họ cũng phải thành lập công ty mà thôi, thế nên hãy chuẩn bị kiến thức và gươm dáo để chiến đấu thôi ...

+Nguyễn Quang Hiển ghi chép !

Công bố sữa, sữa nhập khẩu được quản lý chặt hơn

Các khách hàng hiện tại công bố sữa tại Topiclaw đều rất suôn sẻ, nhưng giờ đây có lẽ phải chờ lâu hơn vì nhà nước đã thành lập cả một hội đồng để đánh giá các sản phẩm sữa, ấy thế nên các doanh nghiệp đang có ý tưởng công bố sản phẩm sữa tốt nhất nên chuẩn bị các hồ sơ thật đầy đủ theo sự hướng dẫn của +Nguyễn Phương Yên để được công bố nhanh nhất có thể.

Dạo này Topiclaw được sự tin tưởng của khách hàng nên liên tục nhận được các hợp đồng công bố, trong đó ngoài công bố mỹ phẩm ra thì sữa là một trong các sản phẩm công bố nhiều thứ hai của chúng tôi. Các doanh nghiệp dường như đang chuẩn bị cho một đợt bán hàng dài kỳ từ giờ cho đến quý 3 của năm ?

+Nguyễn Quang Hiển ghi chép !

Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp

Hạn chế vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của Luật Đất đai về việc bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất

Luật Đất đai năm 2003 là một bước tiến bộ trong chính sách quản lý về đất đai, sử dụng đất đai của Nhà nước; quy định đầy đủ, rõ ràng và chặt chẽ hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Tuy nhiên trong thực tế thi hành Luật Đất đai còn một số tồn tại vướng mắc có ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất.

Những tồn tại trong thực tế và vướng mắc của pháp luật


- Về việc giao đất có mồ mả: Trước đây theo phong tục, tập quán của từng địa phương, người dân thường chôn cất người chết trong vườn nhà hoặc trên phần đất ruộng trồng lúa, hoa màu của gia đình mình. Mặc dù đã có Nghị định số 64/1993/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc giao đất có mồ mả của chủ mồ mả cho người khác sử dụng; cũng chưa có quy định cụ thể người có quyền sử dụng đất có mồ mả được phép trồng cây lâu năm, xây cất công trình kiến trúc cách mộ là bao nhiêu mét? nhằm tránh gây ảnh hưởng đến phần mộ của người khác và tâm linh của người chết. Chính vì vậy, khi thực hiện việc giao đất theo hiện trạng cho người sử dụng và phân chia lại đất thì đất do hộ này canh tác lại được giao cho hộ khác nên đã xảy ra tranh chấp đất gần mộ và đất trồng cây lâu năm trên đất gần mộ của chủ khác.

- Về quy định của Luật Đất đai đối với thời hạn sử dụng đất và gia hạn thời hạn sử dụng đất: Trên thực tế quy định về thời hạn sử dụng đất không đạt được ý nghĩa vì rất nhiều người dân chưa sử dụng hết thời hạn sử dụng đất được Nhà nước giao đã chuyển nhượng lại cho người khác; cũng rất ít trường hợp khi thời hạn sử dụng đất đã hết mà người dân cầm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến cơ quan có thẩm quyền xin gia hạn thời hạn sử dụng đất.

- Về vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất: Trong quá trình thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để xây dựng hạ tầng cơ sở, thực hiện các dự án đầu tư của Nhà nước, của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế... Người sử dụng đất có quyền được bồi thường nhưng việc thu hồi giải phóng mặt bằng nhiều khi không tuân thủ trình tự do pháp luật quy định, giá đất bồi thường và giá đất thực tế chênh nhau quá lớn không đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất.

- Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Khoản 1 Điều 105 Luật Đất đai quy định người sử dụng đất : “được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Đây là quyền của người sử dụng đất, nhưng trên thực tế quyền này của người sử dụng đất bị xem như là nghĩa vụ. Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải qua nhiều thủ tục phức tạp, vì vậy dẫn đến tiến độ triển khai việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhìn chung còn chậm làm ảnh hưởng đến quyền của người sử dụng đất trong việc thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, vay vốn...

- Trường hợp chủ sử dụng đất là người đi làm ăn ở những vùng kinh tế mới hoặc tham gia kháng chiến, sau giải phóng vì điều kiện công tác, học tập, làm ăn ở xa nên không đăng ký quyền sử dụng đất. Vì vậy, đã bị người khác tự ý kê khai đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nay họ trở về đòi lại quyền sử dụng đất thì giải quyết tranh chấp như thế nào? Việc này cần có các quy định cụ thể của pháp luật.

-Về việc thế chấp quyền sử dụng đất để vay tiền: Khoản 7 Điều 113 Luật Đất đai quy định, hộ gia đình và cá nhân chỉ được thế chấp bằng quyền sử dụng đất “để vay vốn sản xuất , kinh doanh” mà không được thế chấp để phục vụ nhu cầu đời sống như vay vốn để học tập hay chữa bệnh cứu người... Như vậy, nếu hộ gia đình, cá nhân sử dụng tiền vay để phục vụ nhu cầu đời sống thì có thể bị xem là vi phạm hợp đồng để phía cho vay khởi kiện. Quy định này đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên vay.

- Về thời hiệu khởi kiện: Khoản 5 điều 105 Luật đất đai 2003 quy định về quyền của người sử dụng đất “Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình”. Tuy nhiên lại có quy định về thời hiệu khởi kiện, như vậy đã làm hạn chế về quyền của người sử dụng đất. Hiện nay, theo quy định tại Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự là 2 năm đãlàm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất và dẫn đến không có cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Việc quy định thời hiệu khởi kiện như hiện nay là chưa hợp lý và mâu thuẫn với chức năng của nhà nước là giải quyết tranh chấp, ổn định xã hội. Đây là một trong những chức năng quan trọng của Nhà nước, nhưng nếu quy định thời hiệu để Nhà nước không giải quyết tranh chấp , thì ai sẽ giải quyết và sẽ giải quyết thế nào nếu mâu thuẫn tiếp tục phát sinh gây bất ổn xã hội.

- Quyền của người sử dụng đất còn bị ảnh hưởng do chưa có các quy định đầy đủ để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ hợp đồng kinh doanh thương mại, đặc biệt là việc xử lý quyền sử dụng đất trong các vụ phá sản. Tại khoản 2 Điều 38 Luật Đất đai năm 2003 quy định Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: “Tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất” và tại điểm a khoản 1 Điều 43 Luật này có quy định: Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 38 của luật này. 

Trên thực tế khi doanh nghiệp bị phá sản, Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thu hồi đất của doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp Nhà nước mà không có bồi thường, đồng thời lại giao đất cho đơn vị khác; còn tài sản trên đất như trụ sở, nhà xưởng lại phải đưa ra trung tâm bán đấu giá tài sản để đấu thầu, nên rất khó để thanh lý tài sản vì nếu bất động sản bị tách rời quyền sử dụng đất thì bất động sản đó bị giảm giá trị rất lớn.

Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Vấn đề sở hữu trí tuệ và đấu tranh chống hàng giả

Vấn đề sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT) không chỉ xảy ra phổ biến ở thị trường Trung Quốc, mà cũng đã xuất hiện khá tràn lan tại thị trường nội địa VN.

Ngoài nguồn hàng giả, hàng xâm phạm QSHTT từ khu vực sản xuất nội địa, nguồn hàng giả xâm phạm từ thị trường Trung Quốc vào lãnh thổ VN là rất lớn, qua cả các con đường kinh doanh xuất nhập khẩu hợp pháp và bất hợp khâu, mà các khâu quản lý phòng chống của ta, trong thực tế, rất khó bao xuyến nỗi.

Mặc dù, tại nước ta, đã ban hành luật sở hữu trí tuệ do Quốc Hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 tại kỳ họp thứ 8, khóa XI và đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 (đến nay đã tròn 5 năm), nhưng việc kiểm soát và đấu tranh ngăn ngừa việc xâm phạm QSHTT còn rất nhiều hạn chế và gian nan. Chính phủ cũng đã ra chỉ thị 31/1999/CT/TTg ngày 21/10/1999 và chỉ thị 28/2008/CT-TTg ngày 08/9/2008 về yêu cầu đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả và các hành vi xâm phạm QSHTT, nhưng mặt trận chống hàng giả, hàng xâm phạm QSHTT vẫn còn rất nóng và rất phức tạp, nhất là hàng giả xâm nhập từ biên giới phía Bắc và một số từ phía Tây, Tây Nam (chưa kể nạn buôn lậu).

Chương trình hành động liên bộ số 168/CTHĐ/VHTT-KHCN-NNPTNT-TC-TM-CA ngày 19/01/2006 nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm QSHTT với ba mục tiêu: bảo vệ chủ thể SHTT, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về SHTT, duy trì môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp.

Và mặc dù nhà nước đã áp dụng nhiều giải pháp, biện pháp phòng, chống tình trạng hàng giả, hàng xâm phạm QSHTT còn rất phức tạp và phổ biến, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân lớn, nguyên nhân gốc là nhận thức và ý thức của đông đảo công chúng về quyền sở hữu trí tuệ còn rất hạn chế. Vì vậy, mà mới đây, tổ chức dự án Mutrap do Liên minh Châu Âu tài trợ (EU-VIETNAM MUTRAP III) đã phối hợp với bộ Công Thương và phòng công nghiệp Thương mại VN (VCCI) tổ chức cuộc hội thảo vào ngày 20/4/2011 tại VN về “Nâng cao nhận thức của công chúng về thực thi Quyền sở hữu trí tuệ” tại TP.HCM.

Những loại hàng hóa xâm hại sở hữu trí tuệ

Theo ông Lê Thế Bảo Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu VN (VATAP), thì hàng giả và xâm phạm QSHTT diễn ra rất phức tạp, đa dạng trên nhiều mặt hàng, nhiều lĩnh vực như: diễn ra hầu hết các loại sản phẩm hàng hóa, dưới dạng sao chép kiểu dáng, các chỉ dẫn địa lý giả mạo, xâm phạm sáng chế, các giải pháp hữu ích, nhiều động thái cạnh tranh không lành mạnh, tranh chấp quyền SHTT nhãn hiệu xảy ra ngay lúc đăng ký, xác lập quyền.

Riêng tại địa bàn TP.HCM trong năm 2010 đã xảy ra trên 730 vụ giả mạo nhãn hiệu với tổng số tiền phạt lên đến 3,3 tỷ đồng, tiêu hủy số lượng hàng trị giá đến trên 3,5 tỷ đồng. Trong quí I/2011, phát hiện 153 vụ giả mạo nhãn hiệu, xử phạt hơn 980 triệu đồng. Hàng giả chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc, giả cả các nhãn hiệu nổi tiếng như đồng hồ giả nhãn hiệu Thụy Sĩ, túi xách giả nhãn hiệu Louis Vuitton, Gucci, Chanel v…v…Hàng trong nước thì có cả gas giả, xà bông giả nhãn hiệu omo, đường Biên Hòa giả…

Tốc độ phát triển hàng giả, hàng xâm phạm QSHTT ngày một nhanh chóng, phức tạp đa dạng và có nhiều thủ đoạn tinh vi, nhưng công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm QSHTT còn rất hạn chế, bất cập và kém hiệu quả (THANH NHÂN: “gian nan chống hàng giả”, Báo người Lao Động, thứ năm 21/4/2011).

Các nguyên nhân làm phát sinh hàng giả, hàng xâm phạm QSHTT ở VN xuất phát từ cả nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng và cả khâu quản lý nhà nước, việc thực thi pháp luật. Các nguyên nhân cụ thể gồm: các tổ chức, cơ quan tham gia phòng chống hàng giả, hàng xâm phạm QSHTT còn chồng chéo, chưa hợp tác đồng bộ, quản lý thị trường còn lỏng lẻo, qui định nguồn chứng cứ để xử lý phải qua giám định rất mất thời gian tạo kẽ hở cho các đối tượng vi phạm đối phó hoặc “chạy thuốc”. Xử phạt tối đa chỉ có 20 triệu chưa đủ sức răn đe về mặt thiệt hại kinh tế, kinh phí cho công tác phòng, chống hàng giả, hàng xâm phạm QSHTT quá thiếu nên thực hiện quá trình phát hiện, điều tra xử lý rất hạn chế, qui trình xử lý chưa chặt chẽ, việc phòng, chống các trường hợp bảo kê ít khả thi, tính hấp dẫn về giá cả rẻ của hàng giả, hàng nhái làm “mờ mắt” một bộ phận người tiêu dùng.

Những biện pháp cần có để đẩy mạnh việc phòng chống hàng giả, hàng xâm phạm QSHTT

Mặc dù công tác phòng ngừa, đấu tranh chống các loại hàng giả, hàng xâm phạm QSHTT còn lắm khó khăn, gian nan, thử thách, nhưng do yêu cầu phát triển nền kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường, đảm bảo phục vụ cả người sản xuất và người tiêu dùng, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thì công tác chủ động quản lý thị trường, quản lý sản xuất, phòng chống hàng giả luôn luôn cần thiết và phải được tiến hành liên tục trong suốt quá trình phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt, VN phải nằm gần về mặt địa lý “núi liền núi sông liền sông” với một nước lớn là Trung Quốc, với thị trường rộng lớn, phong phú, đa dạng nhưng cũng là thị trường phát sinh rất nhiều hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm QSHTT dễ dàng xâm nhập vào thị trường nội địa của VN.

Cho nên việc sử dụng tổng hợp các giải pháp và việc phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan thẩm quyền trong việc phòng chống các loại hàng giả, hàng nhái và hàng xâm phạm QSHTT là rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn phát triển cất cánh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế và cạnh tranh toàn cầu hiện nay.

Phải áp dụng cả các giải pháp, biện pháp về tuyên truyền phổ biến luật pháp về SHTT, nâng cao nhận thức của cả người sản xuất và người tiêu dùng, tăng cường các biện pháp xử lý về luật pháp, về kinh tế, về dân sự, hành chính để công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm QSHTT ngày một đạt hiệu quả tốt.

Ngoài việc tuyên truyền phổ biến rộng rãi luật pháp về QSHTT để nâng cao nhận thức của công chúng về quyền và yêu cầu thực thi quyền sở hữu trí tuệ, những lợi ích xã hội về việc tôn trọng và thực thi quyền SHTT, quyền tác giả, bản quyền, nhãn hiệu hàng hóa v…v…cần có sự phối hợp đồng, chặt chẽ giữa các cơ quan như thanh tra chuyên ngành, quản lý thị trường, hải quan, công an, UBND các cấp (để thực thi các biện pháp hành chính), Tòa án (để thực thi các biện pháp tư pháp về dân sự, hình sự, kinh tế)

Điều quan trọng trong công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm QSHTT, xâm phạm tác quyền là phải minh bạch, công khai, nghiêm minh có tính chất chế tài răn đe để giáo dục và ngăn ngừa hiệu quả không để tái phạm. Đặc biệt là phải có những biện pháp quản lý kinh doanh nhập khẩu, nhất là qua con đường biên giới phía Bắc, phía Tây, phía Tây Nam, để hạn chế thấp nhất các loại hàng giả, hàng nhái xâm phạm vào thì trường nội địa của VN.

Sự cần thiết và lợi ích của việc đăng ký bảo hộ QSHTT

Để phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm QSHTT một cách chủ động, hiệu quả, một trong những yêu cầu cần thiết và có tính lợi ích là các doanh nghiệp, doanh nhân phải đăng ký bảo hộ QSHTT trong đó được cụ thể hóa bằng việc đăng ký bảo hộ và xác nhận quyền sở hữu công nghiệp theo điều 58 đến điều 107 luật sở hữu trí tuệ (với việc bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh).

Kinh nghiệm việc đăng ký bảo hộ quyền SHTT, sở hữu công nghiệp ngay tại thị trường nội địa hay cả tại thị trường nước ngoài đã có những lợi ích to lớn bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất cũng như các tác giả của các phát minh, phát kiến trong lĩnh vực công nghiệp, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường. Cụ thể như kết quả các tranh chấp nhãn hiệu hàng hóa về kẹo dừa Bến Tre ở Trung Quốc, võng Duy Lợi ở thị trường Hoa Kỳ, thương hiệu Vinataba ở Lào và Campuchia, tranh chấp quán ăn ngon 138, nhà hàng Ngon tại thị trường nội địa.

Yêu cầu và giải pháp đăng ký bảo hộ quyền SHTT, sở hữu công nghiệp vừa chủ động phòng ngừa, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả của doanh nghiệp sản xuất, lưu thông hàng hóa vừa tự vệ hiệu quả khi có tranh chấp về sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu v…v… xảy ra, bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp tránh thiệt hại không đáng có cho các doanh nghiệp, doanh nhân làm ăn chân chính, nghiêm túc vậy.

Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp

Rủi ro và giải pháp cho doanh nghiệp

Trong hoàn cảnh cạnh tranh thị trường rất khốc liệt này, rủi ro là khó tránh khỏi. Doanh nghiệp nào không dám chấp nhận rủi ro sẽ không phát triển lớn mạnh được. Thông thường thành công càng lớn thì cũng phải chịu rủi ro càng lớn hơn, đó là sự thực.


Những người mạo hiểm chủ động trước rủi ro là những người đầy năng lực, rất mẫn cảm và có cách xử lý hợp lý đối với rủi ro. Họ sử dụng phương thức mạo hiểm, trong nguy hiểm có sự ổn định. Hoặc trước khi hành động họ luôn để một con đường thoát cho mình, tiến lên có thể tấn công, rút lui có thể phòng thủ, luôn đề phòng sự thất bại. Đó chính là con đường tất yếu để giảm bớt tổn thất. Con người hoàn toàn có thể giảm rủi ro tới mức thấp nhất hoặc tránh mọi rủi ro. Đó cũng là sự thực. Đương nhiên, mức đọ nhỏ nhất là do bản thân rủi ro chế ngự, chứ không phải do người ta nghĩ là nó nhiều hay ít.


1.Không đặt tất cả Trứng vào một rổ.


Câu nói này thiết thực nhất đối với người dân, đó cũng là một hình thức cơ bản nhất để phân tán rủi ro. Nhưng mạo hiểm thành công đương nhiên có được những lợi nhuận tương ứng. Song, một khi thất bại là mất hết. Khi tiến hành đầu tư cổ phiếu, cần nhất là phải chú ý nhằm vào tổ hợp đầu tư thiết yếu, lựa chọn một số rủi ro tới mức thấp nhất.


Phân tán rủi ro là một nguyên tắc được ứng dụng rất rộng rãi. Nhỏ như chuyện vận tải hàng hoá, quản lý kho hàng, lớn như chuyện sách lược kinh doanh, chiến lược của doanh nghiệp đều có thể ứng dụng rất linh hoạt. Ví dụ như việc vận chuyển hàng tới địa điểm. Như vậy thì dù cho một phương tiện nào đó xảy ra trục trặc cũng không thể ảnh hưởng tới toàn cục được. Trong quản lý kho tàng đã từng có một bài học nhớ đời là : mấy năm trước, bách hoá đại lầu Long Phúc ở Bắc Kinh xảy ra một vụ hoả hoạn, do kho hàng ở đó thiết kế không khoa học, hợp lý, lại không tính đến những rủi ro có thể xảy ra mà chỉ nghĩ tới triệt để lợi dụng không gian để giảm giá thành, chứa hàng vào ngôi nhà cũ kỹ. Trong đó có cả những hàng điện máy giá trị rất lớn, nên chỉ một mồi lửa đã thiêu trụi tất cả, gây ra tổn thất vô cùng lớn.


Một thủ pháp kinh doanh là thông qua việc thành lập những doanh nghiệp cổ phần hoá, tập trung vốn từ nhiều cá nhân, đoàn thể và các tổ chức kinh tế khác nhau và dùng nó để mở rộng quy mô của doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Phương thức phân tán rủi ro này được giới doanh nghiêp áp dụng tương đối nhiều, nó an toàn hơn nhiều so với việc vay vốn có thế chấp từ các ngân hàng. Rủi ro về tiền vốn trên thực tế đã được phân tán đến tất cả những người cùng đầu tư. Như vậy doanh nghiệp có thể mạnh tay hơn và càng mạnh dạn tham gia cạnh tranh hơn. Các nhà đầu tư họ không dễ dàng chỉ tập trung vào một chỗ mà cũng thường dùng hai phương thức để phân tán những rủi ro đó. Họ hoặc là tìm kiếm một đơn vị bạn cùng đầu tư vào một doanh nghiệp để dùng gánh vác những rủi ro. Nhiều khi họ đầu tư vào nhiều doanh nghiệp cùng một lúc để làm sao hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, hiệu quả thu được cao nhất.


“Không mang tất cả trứng gà đặt vào một rổ” là một phương pháp quản lý tránh rủi ro hiệu quả nhất. Nó sé phát huy tác dụng quan trọng trong các lĩnh vực rộng lớn, làm người ta cảm thấy bớt nguy hiểm hơn. Nhưng cũng cần phải chú ý đừng quá phân tán, làm sao để thu lời lớn nhất từ những đồng vốn mà mình bỏ ra”


2.Tìm con “châu chấu” cùng gánh vác rủi ro.


Thế nào gọi là “châu chấu”?Trung Quốc có một câu tục ngữ : Châu chấu bám trên dây thừng khó gỡ ra nổi. Trên thực tế, đây là một trong những phương thức để giảm bớt rủi ro, khéo léo lựa chọn đồng minh, kéo họ vào cùng kinh doanh với mình, biến họ trở thành “một con châu chấu bám trên cùng chiếc dây thừng”, cùng gánh vác rủi ro. Ví dụ, nhiều công ty liên kết với nhau lại trở thành một tập đoàn cùng nhau gánh vác mọi rủi ro, vừa mở rộng được quy mô của mình, không ngừng thu hút các công ty con và công ty nhỏ vào hợp tác, chẳng những tăng thêm sức sống mới cho tập đoàn, làm cho tập đoàn khi có vấn đề xảy ra, sẽ có những công ty nhỏ khác bù cho những khoản bị thua lỗ.


Trong cạnh tranh mà tìm được người hợp tác thì không những có thể làm cho sức mạnh của mình tăng lên, mà còn có thể giảm bớt những áp lực của rủi ro, tác dụng của nó thật quá rõ ràng.


3.Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách.


Nếu hiểu rõ thực lực của mình, nhận thức được những rủi ro trước mắt mình không thể gánh vác được thì phải nhanh chóng loại trừ những trường hợp có thể gây ra nguy hiểm, hoặc tránh xa những con đường có thể gây ra tổn thất cho mình, mở một con đường khác. Đó cũng là một cách giảm bớt rủi ro.


Năm ấy, Lý Hiểu Hoa tới Quảng Đông tham dự một cuộc hội chợ triển lãm đã phát hiện ra một cỗ máy bán nước giải khát tự động rất mới mà Trung Quốc chưa sản xuất đựơc. Vậy là ông ta đã tìm mọi cách thuyết phục để mua bằng được chiếc máy đó với giá 3800 đồng rồi mang về Bắc Kinh. Mùa hè năm đó, ông ta mang chiếc máy tới vùng bờ biển Bắc Đới Hà để bán nước giải khát. Lần đầu tiên ở đây xuất hiện loai máy này nên khách đến mua rấ đông. Nhưng hết mùa hè đó ông ta lại mang chiếc máy đó bán đi, vì ông ta cho rằng, năm nay ông là người duy nhất kinh doanh theo kiểu này và được lãi lớn, chắc chắn sẽ có người thèm rỏ dãi và mùa hè tới hẳn sẽ có nhiều người tranh nhau làm. Như vậy rủi ro sẽ rất lớn, lợi nhuận sẽ chẳng đáng là bao. Lý Hiển Hoa đã rất tỉnh táo mang chiếc máy bán được giá rất cao. Mùa hè năm sau nhiều máy như vậy. Cuộc cạnh tranh nổ ra gay gắt, buộc người ta phải hạ giá, không lỗ đã là may mắn lắm rồi.


Sự dũng cảm lùi bước của Lý Hiển Hoa đã tránh được những rủi ro, đúng là “lùi một bước để tiến ba bước”. Đúng là “36 kế, kế chạy là thượng sách”. Đây xứng đáng để cho mọi thương nhân học tập và lựa chọn, còn nếu cứ mang tính hiếu thắng cứng nhắc, thiếu tỉnh táo thì chắc chắn sẽ bị diệt vong.


4.Tìm “vật tế thần” để chuyển rủi ro cho người khác.


Chúng ta thường nghe tin về các nhân vật trọng yếu của nước ngoài để tránh bị ám sát thường tìm những người giống như mình để đóng thế những trường hợp không thật cần thiết đã để cho những người này xuất hiện. Nếu chẳng may có rủi ro thì chính họ phải chịu. Ở đây, những chính khách giả đã trở thành “vật tế thần” cho những chính khách thật, trở thành vật thay thế gánh chịu mọi rủi ro.


Trong thương trường có không ít những trường hợp như thế. Muốn giảm thiểu rủi ro, hoàn toàn có thể tìm một người thay thế để chuyển rủi ro cho họ. Nếu mạo hiểm mà thành công, đương nhiên lợi nhuận thuộc về mình. Nhưng một khi thất bại, thì tất cả trách nhiệm và hậu quả do người thay thế gánh chịu cả.


Một ví dụ khác, trước khi xảy ra cuộc quyết chiến giành quyền khống chế cổ phiếu kho Cửu Long ở Hồng Công với một số tập đoàn nước ngoài, Bao Ngọc Cương đã mua 30 triệu cổ phiếu của Cửu Long rồi chuyển bán ngay cho công ty đầu tư Quốc tế Long Phong. Điều này làm cho nhân sỹ các giới ở đây không sao hiểu nổi, đua nhau đoán mò đối với chuyện mua cổ phiếu của Long Phong. Thực ra, Long Phong là một công ty chịu sự khống chế của tập đoàn nhà họ Bao. Bao Ngọc Cương dùng chiêu này chính là tìm một “vật tế thần” chuyển rủi ro sang cho người khác. Bởi vì một khi việc mua này thất bại, tập đoàn Bao Ngọc Cương sẽ mất mát vài tỷ đô là Hồng Công, trả giá quá đắt, thậm chí có thể đổ vỡ. Nhưng một khi chuyển trách nhiệm kinh tế và luật pháp cho Long Phong, một công ty thuộc hạ của mình, để công ty này đứng ra chịu trách nhiệm, mà những lợi ích to lớn có thể có được trong vụ này hoàn toàn đáng để mạo hiểm. Nhưng với tài năng và khôn ngoan của mình cùng với cái gan mạo hiểm, cuối cùng đã mang lại thành công cho Bao Ngọc Cương. Ông ta đã nắm được quyền khống chế Cửu Long. Ví dụ này có một đặc điểm là: “vật tế thần” thực tế lại là một thủ hạ trong tay ông chủ lớn. Đó chính là cái gọi là “Lông cừu vẫn mọc trên thân cừu” mà thôi.


Còn một phương thức tìm “vật tế thần” khác là xuất phát từ chủ ý của các công ty khác. Ví dụ, bản thân mình muốn tiến hành một hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư mà độ rủi ro tương đối lớn, hoàn toàn có thể chia hoạt động đó ra thành các bước nhỏ. Nhưng trong đó, những bước có độ rủi ro cao nhất lại phân ra cho những người có thể gánh vác được ở những công ty khác làm, còn bản thân chỉ “tọa sơn quan hổ đấu” chờ hưởng lợi. Điều này đối với những công ty muốn nhanh chóng có được những vụ giao dịch làm ăn lại càng dễ dàng khống chế hơn, biến họ thành “vật tế thần” mà không hề biết.


Chuyển rủi ro cho người khác có thể tránh được những tổn thất to lớn nếu bị thất bại, mà lại chẳng phải lo lắng gì tới hậu quả. Thất bại được đẩy sang cho “vật tế thần” thành công thì được hưởng hết lợi lộc. Đó chính là quân át chủ bài trong cách làm giàu.


5. Bỏ ra số tiền nhỏ mua bảo hiểm để giữ cho yên ổn.


Chiêu này thì ai ai cũng đều biết và cũng được ứng dụng rộng rãi. Thông qua công ty bảo hiểm để bảo hiểm cho những rủi ro mà thực tế không thể giảm thiểu đi được. Nhưng thông qua những số tiền bồi thường mà công ty bảo hiểm trả lại có thể bù đắp được một phần thậm chí toàn bộ những thiệt hại. Trên thực tế đó chẳng phải là một sự đảm bảo lợi ích của mình hay sao?


Phần trước đã nêu ví dụ hỏa hoạn ở Long Phúc - Bắc Kinh rất nhiều hàng hóa quý giá đắt tiền đều bị thiêu trụi. Nhưng may mắn thay, đơn vị này đã mua bảo hiểm. Công ty bảo hiểm đã cử người đến điều tra làm rõ, trước khi xác định tổn thất, công ty bảo hiểm đã trả trước cho Long Phúc 10 triệu đồng để khôi phục lại doanh nghiệp. Số tiền này là một khoản rất kịp thời để Long Phúc giải quyết những khó khăn trước mắt. Thực ra, chuyện mua bảo hiểm cũng là chuyện phố biến và bình thường, nhưng một số người không muốn làm như vậy.


Vì vậy, đối với người hay chịu rủi ro thì bảo hiểm rất có tác dụng, nhất là những nghề dịch vụ xã hội. Ví dụ như vận tải biển, vận tải bộ, nghành khai thác dầu, nghành cung tiêu, ti lệ rủi ro cao, cần chú ý mua bảo hiểm.


Đương nhiên mua bảo hiểm phải mất tiền, nên nếu như ta mua tất cả mọi thứ bảo hiểm để mình an toàn 100% thì chắc chắn chẳng doanh nghiệp nào làm được và nếu có như thế cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy chỉ nên chọn mua những loại bảo hiểm nhằm đảm bảo cho những hạng mục đầu tư của mình.


6. Sự bảo hộ cuối cùng : Bảo hộ phá sản.


Năm biện pháp trên một khi được thực thực thi chưa hẳn đã đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể vượt qua những cửa ải đầy khó khăn một cách thuận lợi. Mà đó chỉ là một số biện pháp bảo vệ mà thôi, bất kỳ sự bảo vệ nào cũng chỉ có tác dụng trong một phạm vi và mức độ nhất định chứ không phải là một thứ linh đan huyền diệu chữa bách bệnh được. Ngay cả biện pháp “bảo vệ cuối cùng” cũng chỉ là bất đắc dĩ, và ngay cả những doanh nghiệp rơi vào khó khăn cũng chưa hẳn phải áp dụng cách thức này ngay. “Bảo vệ cuối cùng” chính là chỉ biện pháp Bảo hộ phá sản. Công ty máy tính Bảo hộ phá sản. Công ty máy tính Vương An nổi tiếng một thời đã áp dụng biện pháp này để đối mặt với mối nguy hiểm đổ vỡ hoàn toàn, về sau họ đã vượt qua được cửa ải này.


Khi tài chính của doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn sau khi tiến hành hàng lọat các chỉnh đốn vẫn không hề chuyển biến, có vẻ như đứng trước bứơc đường cùng rồi thì cần suy nghĩ áp dụng biện pháp bảo hộ phá sản. Đó là sự lựa chọn bắt buộc. Bảo hộ phá sản ở nước ngoài không có gì mới lạ cả, nhưng ở Trung Quốc thì là chuyện ít có. Sự phát triển của kinh tế thị trường, pháp luật, pháp quy mới tất nhiên phải xuất hiện, phải tiếp cận với nước ngoài, nên việc bảo hộ phá sản chắc chắn là một chuyện phổ biến trong tương lai gần. Cùng với cuộc cạnh tranh thương trường ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp mới xuất hiện ngày càng nhiều, rủi ro cũng ngày càng lớn hơn. Vậy thì trước khi doanh nghiệp tiến tới đổ vỡ hoàn toàn, hãy quyết đoán mà tìm đến bảo hộ phá sản, để giành cho mình một cơ hội làm lại. Đây cũng là vấn đề mà giới doanh nghiệp rất quan tâm.

Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp

Topiclaw đẩy mạnh công bố thực phẩm

Topiclaw vẫn là nhà tư vấn đáng tin cậy cho khách hàng muốn công bố sản phẩm, trong đó có công bố thực phẩm. Giờ đây Topiclaw đang có kế hoạch đẩy mạnh công bố thực phẩm, công bố mỹ phẩm và tiếp tục giảm giá dịch vụ và tăng chất lượng cũng như thời gian giải quyết hồ sơ !

Khách hàng tới Topiclaw được hỗ trợ tư vấn một cách chi tiết nhất, được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và kiểm nghiệm sản phẩm.

Với nhiều năm kinh nghiệm và chuyên viên năng động sáng tạo sẽ giúp quý khách hàng nhanh chóng có trên tay giấy chứng nhận lưu hành. Liên hệ ngay tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp hoàn toàn miễn phí bạn nhé !

+Nguyễn Linh ghi chép !

Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp.

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Những lưu ý cơ bản khi thành lập công ty

Bạn đang muốn thành lập công ty mà chưa có chuẩn bị gì cho việc này ? hoặc giả như bạn đang băn khoăn các vấn đề khác như quản lý nhân lực hay thuê mướn trụ sở ? Sau đây +Nguyễn Quang Hiển xin được chia sẻ vài kiến thức gom góp được !

Thành lập công ty để làm gì ?

Trước hết bạn cần phải biết thành lập công ty để làm gì ? điều này có thể ảnh hưởng xuyên xuốt đến các kế hoạch phát triển về sau của bạn !
Tôi lấy ví dụ như bạn muốn thành lập một công ty tư vấn về lĩnh vực gì đó, mặt bằng sẽ là không quan trọng nhưng lao động của bạn thì lại là những người chuyên môn cao, lương sẽ cao hơn và ngược lại với một công ty sản xuất.

Thương hiệu của công ty bạn là gì ?

Bạn cần phải hiểu trong kinh doanh thì thương hiệu là rất quan trọng, bạn phải vắt óc nghĩ ra một thương hiệu cho riêng của bạn, không trùng hay nhầm lẫn, thương hiệu có thể hiểu là tên công ty, nếu có cái tên đẹp hoặc dễ phát âm hoặc nó cần phải gây ấn tượng gì đó với các doanh nghiệp khác hoặc khách hàng hay nói chung là dối tác của bạn !

Khi bạn có được một thương hiệu thì công việc tiếp theo sẽ là đăng ký thương hiêu ! Thương hiệu của bạn cần được an toàn trước hàng ngàn cạnh tranh trên thị trường.
Thương hiệu cực kỳ khó đổi vì khi bạn đã đăng ký xong là sẽ phát triển trên thương hiệu đó, nếu bạn đổi tên thương hiệu nghĩa là bạn phải làm lại từ đầu mọi thứ.

Bảo vệ sản phẩm của bạn trên thị trường
Nhiều nhãn hiệu lớn trong nước đã bị các công ty nước ngoài đăng ký trước nên việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của bạn là cách bảo vệ và phát triển sản phẩm một cách an toàn.

Đối tác
Việc bạn mở rộng quan hệ và sẽ làm việc với cực nhiều các thành phần đối tác, việc giao thiệp và các mối quan hệ phải được chăm sóc từ trước khi bạn thành lập công ty.

Và một số thông tin khác +Nguyễn Quang Hiển sẽ chia sẻ trongg bài viết sau, mong các bạn ủng hộ !


Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp