Theo mục b khoản 1 điều 38 luật doanh nghiệp nước Việt Nam thì :
Công ty TNHH có Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
Còn công ty TNVH là công ty mà thành viên phải chiụ trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bao gồm phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp và tài sản riêng của mình
Ví dụ: Công ty TNHH A có số vốn cam kết là 5 tỷ, này công ty làm ăn thua lỗ 7 tỷ. Thì công ty chỉ chịu trách nhiệm trông mức 5tyr. Tức là công ty chỉ cần trả đủ 5 tỷ, còn 2 tỷ kia công ty không có trách nhiệm phải trả.
Công ty TNVH B có số vốn đã cam kết là 5 tỷ, này công ty làm ăn thau lỗ 7 tỷ, thì ngoài số tiền 5 tỷ kia, công ty còn phải tìm tài sản khác bù sao sao cho đủ 7 tỷ, ví dụ như ôtô, nhà,...
* Chế độ trách nhiệm vô hạn về tài sản trong kinh doanh:
Là chế độ mà các chủ thể kinh doanh trong đó có ít nhất một thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác của chủ thể kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của mình, không phân biệt tài sản đó có bỏ ra để kinh doanh hay không.
* Ưu điểm:
- Chủ thế kinh doanh có khả năng huy động vốn vay lớn hơn số vốn đầu tư vào kinh doanh và chỉ bị hạn chế trong tổng số tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền quản lý của chủ thể kinh doanh.
- Chế độ trách nhiệm vô hạn tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
- Chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
* Nhược điểm:
- Mức độ rủi ro cao, chủ thể kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của mình chứ không giới hạn số vốn mà chủ thể kinh doanh đã đầu tư vào doanh nghiệp.
- Không khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư trực tiếp vào kinh doanh và họ không dám đầu tư vào lĩnh vực mạo hiểm.
* Chế độ trách nhiệm hữu hạn về tài sản trong kinh doanh:
Là chế độ mà các chủ thể kinh doanh trong đó chủ sở hữu hoặc các đồng chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình.
* Ưu điểm:
- Tạo ra sự phân tán rui ro từ người góp vốn đầu tư trực tiếp vào kinh doanh sang các chủ nợ, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
- Thuận lợi trong việc huy động vốn góp từ các tổ chức, cá nhân khác nhau.
- Khuyến khích nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực mạo hiểm, từ đó đảm bảo cân đối cơ cấu nền kinh tế.
* Nhược điểm:
- Hạn chế trong việc huy động vốn vay vì khả năng huy động vốn vay bị giới hạn trong phạm vi số vốn đầu tư vào kinh doanh và nhỏ hơn tổng số tài sản chủ của sở hữu.
- Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng.
- Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là chế độ trách nhiệm vô hạn về tài sản trong kinh doanh.