Trang

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu

1. Khái niệm, giải thích


- Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác.


- "Nhãn hiệu" là thuật ngữ để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.


- Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.


- Với chức năng của công cụ marketing - truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ mà doanh nghiệp đầu tư cho sản phẩm dịch vụ đó - nhãn hiệu được pháp luật coi là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.


2. Các tài liệu cần có của đơn


2.1. Tài liệu tối thiểu


(a) 02 Tờ khai đăng ký theo mẫu số 04-NH, Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;


(b) 05 Mẫu nhãn hiệu (Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên Tờ khai)


(c) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.


2.2. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận


Ngoài các tài liệu quy định trên đây,đơn còn bắt buộc phải có thêm các tài liệu sau đây:


(a) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;


(b) Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);


(c) Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).


2.3. Yêu cầu đối với đơn


(a) Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;


(b) Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại điểm 7.3 và điểm 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;


(c) Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;


(d) Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;


(e) Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;


(f) Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ,một cách rõ ràng,sạch sẽ,không tẩy xoá,không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó,nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

(g) Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;

(h) Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.
 3. Phí, lệ phí
            Để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, người nộp đơn phai nộp các khoản phí và lệ phí quy định (tại Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính), bao gồm các khoản sau:
TT
Các khoản phí, lệ phí
Lệ phí (đồng)
1
Lệ phí nộp đơn (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ)


- Nếu tài liệu đơn dạng giấy
180.000

- Nếu đơn kèm tài liệu điện tử mang toàn bộ nội dung tài liệu đơn
150.000

- Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi
30.000
2
Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu)
600.000
3
Phí thẩm định nội dung (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ)
300.000

- Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi
60.000
4
Phí tra cứu thông tin (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ)
60.000

- Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi
24.000
5
Lệ phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
120.000
6
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
120.000
7
Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
120.000
8
Lệ phí gia hạn hiệu lực (cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ)
540.000

4. Thời hạn xem xét đơn


a) Thẩm định hình thức:


Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.


b) Công bố đơn hợp lệ:


Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.


c) Thẩm định nội dung:

Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là không quá 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
5. Cách thức nộp đơn đăng ký bảo hộ
Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Muốn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội

Nếu bạn đang có ý tưởng kinh doanhthành lập doanh nghiệp tại Hà Nội thì bạn hãy liên hệ tới Topiclaw ngay bạn nhé.

Chúng tôi có cung cấp các gói thành lập công ty giá rẻ cho các doanh nghiệp, vì sao chúng tôi lại rẻ nhất ?
Chúng tôi có cung cấp kèm gói tư vấn cho doanh nghiệp miễn phí một năm hỗ trợ pháp lý phát sinh, hỗ trợ kế toán trong một năm và giảm giá 10% cho các dịch vụ tiếp theo mà bạn sử dụng.

Chúng tôi là rẻ nhất cả nước, liên hệ ngay qua hotline của Topiclaw 093 668 0582 để được tư vấn ngay nhé bạn !

Tên thương hiệu của bạn nói lên điều gì?


Một cái tên hay và mang lại hiệu quả phải là một sự hoà hợp giữa âm thanh và ý nghĩa, khiến nó nổi bật so với đối thủ.

Không hẳn là phải mô tả được sản phẩm hay dịch vụ mà nó đảm nhiệm – như Rice Krispies, Kwikfit hay Barclaycard – mà quan trọng hơn là cách nó tán dương phẩm chất thương hiệu như thế nào.

Ở bất kỳ ngành nghề nào, tên thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự nhận thức của người tiêu dùng và tạo nên viễn cảnh tương lai cho sản phẩm. Tôi có một vài ví dụ. Có một thương hiệu rất thú vị, đó là Kalashnikov.

Súng trường chiến đấu Kalashnikov AK-47 - được thiết kế đầu tiên bởi Mikhail Kalashnikov và sản xuất hàng loạt bởi quân đội Soviet – đã trở thành biểu tượng vũ khí của cuộc chiến tranh du kích khắp nơi trên thế giới. Tên súng, với cách nhấn âm mạnh và lặp âm, nghe có vẻ như rất có uy lực và khả năng huỷ hoại lớn. Khi nghe cái tên Kalashnikov, dường như bạn nghe thấy tiếng cò súng đánh lửa.

Có rất nhiều thương hiệu dùng trong quân đội như Colt, Remington, Thompson và Lee-Enfield, nhưng chỉ có Kalashnikov nổi bật với cái tên chứa đựng âm thanh ghê người.

Kroll, một tập đoàn cũng cấp dịch vụ tư vấn điều tra, cũng có một cái tên biểu trưng cho hoạt động của họ. Trên website, Kroll được giới thiệu “là một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tư vấn rủi ro, giúp khách hàng vứt bỏ những nguy cơ toàn cầu, nắm lấy cơ hội và bảo vệ tốt nhân viên và tài sản của mình”.

Tuy tôi không có ý nghĩ không tốt nào đối với các nhân viên của Kroll, Nhưng với cái tên Kroll gợi cho tôi cảm giác lạnh lùng và có chút gì đó nham hiểm. Cái tên gợi nên cái lạnh ở bắc cực, âm kéo dài “troll” (quỷ lùn) gợi cho tôi hình ảnh một hung thần hung ác núp dưới cây cầu trong thần thoại Nordic và “krill” (loài tôm cua) là một loài sinh vật trôi nổi ở biển sâu cũng gợi nên những hình ảnh xa xăm và không được thoải mái cho lắm.

Nhưng với cương vị là cái tên cho một đơn vị tư vấn đầu tư, nó tạo nên một sự cộng hưởng về cảm giác. Có một cái gì đó không thể giải thích được, nhưng bạn chắc sẽ có cảm giác Kroll sẽ có khả năng làm việc hiệu quả.

Tiếp đến là Zippo. Một cái bật lửa thô hiệu Zippo là biểu tượng cách sống Mỹ. Zippo có cấu trúc rất đơn giản: một cái bấc tẩm dầu và một hệ thống đá lửa để đánh lửa. Nó mạnh mẽ, đáng tin cậy và thoả mãn người dùng.

Bật lửa rất dễ giữ lửa, gọn gàng trong túi và việc sử dụng nó là một nghệ thuật: mở nắp, xoay tròn cái bánh xe bằng một ngón rất điệu nghệ. Đó là “kinh nghiệm sử dụng thương hiệu” bật lửa Zippo và dường như cái tên Zippo đã rất hiệu quả với tính chính xác và hiệu quả kinh tế của nó.

Trước khi tạm biệt thế giới tượng thanh đầy quyến rũ, có lẽ cần phải nhắc đến những cái tên như Schweppes và UHU.

Schweppe là một doanh nhân Thuỵ Sĩ, ông di cư đến Luân Đôn và cuối thế kỷ 18 và nhanh chóng tạo lập một doanh nghiệp chuyên kinh doanh nước tinh khiết đóng chai cho giới thượng lưu Luân Đôn. Thị trường này khá rộng lớn vì hầu như nguồn nước uống nào cũng bị ô nhiễm và mọi người kinh hoảng nhận thấy bệnh tật ẩn nấp trong nguồn nước.

Schweppe được mang một cái tên tượng thanh cho tiếng “xì…pppp…” khi bật nắp chai nước. Nước giải khát Schweppes giờ đây đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Vì thế chúng ta nên tự hỏi liệu Schweppes có ăn nên làm ra như hiện nay không nếu có cái tên đại khái như là Reifenhauser hay Uithoff?

UHU, một loại keo gia dụng, được biết đến như là một thương hiệu thân quen và dễ nhớ nhất. Cho dù tên thương hiệu chẳng có liên hệ tí xíu nào với đặc điểm sản phẩm, đó là tên thường gọi một loài cú sống ở vùng Rừng Đen của Đức, thế nhưng trong nhiều năm qua nó đã trở thành danh từ chung đại diện cho từ “keo gia dụng” ở Đức.

Để được như vậy, UHU thậm chí cung cấp keo miễn phí cho trường học nhằm làm cho trẻ em trở nên quen dùng chữ UHU thay cho chữ “keo” ngay từ những năm đầu đời. Bằng tiếng Anh, tên thương hiệu đọc gần gần như chữ “glue” (keo) và âm thanh nghe dẻo và sệt giống như đặc tính của loại sản phẩm này. Đó là một sự kết hợp tuyệt vời đem lại cho UHU một lợi thế tâm lý hơn hẳn đối thủ của họ.

Tên thương hiệu cuối cùng mà tôi muốn nhắc đến là Xerox. Cái tên được lấy từ tiếng Hy lạp “xeros”, có nghĩa là “khô”, mà sau này từ này được ghép thêm trở thành “xerography” để chỉ một phương pháp tráng ảnh khô. Từ “xerography” lẫn “Xerox” đều cùng được giới thiệu vào năm 1948.

Thị trường thiết bị photocopy cạnh tranh gay gắt và trong nhiều năm qua, Xerox cũng phải đối mặt với việc cạnh tranh với những thương hiệu nổi tiếng và đầy tiềm năng như Hoover và Tipp-Ex. Xerox - rất khác biệt và rất thận trọng - bởi thương hiệu này được quản lý một cách chặt chẽ và công ty chưa bao giờ có những thử thách nghiêm trọng. Xerox với cái tên nguyên thuỷ mạnh mẽ của nó, cộng thêm lợi thế dẫn đầu, đã trở thành người tiên phong rất có uy tín và đạo đức trong thị trường này.

Có rất nhiều thương hiệu rất đẹp và rất êm tai, có thể cho chúng ta biết rất rõ sản phẩm hay dịch vụ mà chúng đại diện. Một cái tên kết hợp với cảm giác “cực kỳ phù hợp”, cộng với tính sáng tạo của sản phẩm, sẽ đem lại những thành công tiếp thị rất lớn cho sản phẩm.



Giấy phép lao động và giấy phép lưu trú cho người nước ngoài

Sáng nay là một sáng đầy may mắn của +Nguyễn Linh khi nhận được cùng lúc cả giấy phép lao động cho người nước ngoài và thẻ tạm trú cho người nước ngoài.

Các cá nhân làm cho các tổ chức, hoặc theo hợp đồng kinh tế là người nước ngoài thì đều phải xin giấy phép lưu trú và giấy phép lao động mới được sinh sống và lao động tại Việt Nam, hồ sơ thì rõ ràng là bằng ấy thứ < click để xem > nhưng không phải cá nhân hay tổ chức nào cũng có thời gian để đi xin giấy phép này, việc đó có thể đơn giản hơn nhiều nếu bạn liên hệ tới Topiclaw và gặp bạn Hạnh, bạn ấy tư vấn trực tiếp mà !

Topiclaw cũng cung cấp dịch vụ gia hạn giấy phép lao động cho cá nhân là người nước ngoài đang lao động tại Việt Nam, các bạn có thể liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn thêm nhé !

Chúc mọi người một ngày làm việc vui vẻ !

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Nhiều trường mầm non tư thục được thành lập tại Topiclaw !

Topiclaw có cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập và viết đề án thành lập trường mầm non tư thục cho các doanh nghiệp và cá nhân.

Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên không phải ai cũng thành lập được, ngoài ra còn có một số điều kiện khác liên quan tới diện tích nhà trường.

Topiclaw vừa rồi đã thành lập nhiều trường mầm non tư thục cho các cá nhân tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Nếu quý bạn muốn tham khảo hồ sơ xin mời chuẩn bị các giấy tờ như bên dưới, phần việc còn lại Topiclaw sẽ giúp quý bạn:

01 bộ hồ sơ, gồm:
1. Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục.
2. Tờ trình về Đề án thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ tư thục.
3. Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động nội bộ của nhà trường, nhà trẻ tư thục, bản cam kết đảm bảo an toàn và thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc , giáo dục trẻ em.
4. ý kiến bằng văn bản của phòng GD&ĐT về việc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục.
5. Báo cáo giải trình của tổ chức, cá nhân xin thành lập trường về việc tiếp thu ý kiến của phòng GD&ĐT và báo cáo thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Uỷ bân nhân dân cấp huyện(nếu có).
6. Bản cam kết trong thời gian không quá 3 năm kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập sẽ xây dựng xong trường, lớp và đầu tư trang thiết bị đảm bảo quy mô, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo Đề án thành lập.
7. Văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền về khả năng tài chính và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động của trường; quyền sử dụng đất hoặc giao đất. Nếu là thuê địa điểm, thuê nhà, thuê đất thì phải có giấy tờ thuê phù hợp với pháp luật hiện hành.
8. Hồ sơ nhân sự:
a. Danh sách (dự kiến) kèm theo lí lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của thành viên hội đồng quản trị, chủ đầu tư và của người dự kiến làm Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
b. Danh sách kèm hồ sơ lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của giáo viên, nhân viên, bản cam kết thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và đảm bảo an toàn cho trẻ em.
9. Hồ sơ phải được điều chỉnh theo quy định của pháp luật khi chuyển nhượng, sang tên hoặc chuyển địa điểm.

+Nguyễn Quang Hiển ghi chép !

Thủ tục xin cấp lại đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp bạn đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng trong trường hợp đăng ký kinh doanh bị mất, cháy, hoặc rách… hoặc muốn thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp bạn sẽ được cấp lại đăng ký kinh doanh và phải trả phí.

a. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong trường hợp mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Khi mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải khai báo với cơ quan công an nơi mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng ba lần liên tiếp.

- Sau 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày thông báo, nếu doanh nghiệp không tìm được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã mất thì đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đề nghị cấp lại gồm:

    Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
    Xác nhận của cơ quan công an về việc khai báo mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
    Giấy tờ của cơ quan báo, đài về việc nhận đăng thông báo mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tờ báo đã đăng thông báo này.

b. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị rách, nát, cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác.

- Trong trường hợp này, doanh nghiệp gửi Giấy đề nghị nêu rõ lý do xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh.

c.  Khi tiếp nhận các hồ sơ quy định tại các khoản 1 và 2 nêu trên, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp

- Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, trong đó ghi rõ lần cấp lại. Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp lại là số đã được cấp trước đây.

d. Việc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với chi nhánh, văn phòng đại diện trong trường hợp bị mất; rách, nát, cháy, bị tiêu huỷ dưới hình thức khác cũng áp dụng theo các quy định nêu trên.

e. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp không đúng hồ sơ, trình tự, thủ tục theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo cho doanh nghiệp để hoàn chỉnh hồ sơ để được xem xét cấp lại hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại gồm:

+ Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Xác nhận của cơ quan công an về việc khai báo mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Giấy tờ của cơ quan báo, đài về việc nhận đăng thông báo mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tờ báo đã đăng thông báo này.

Các bạn có thể lien hệ tới anh +Lại Cao Sơn để được giúp đỡ về việc này ...

Vui quá ! Được khách hàng công bố cảm ơn !

Xin chào cả nhà, em +Nguyễn Linh , vừa nãy được khách hàng gọi điện tới công ty cảm ơn vì em đã hoàn thành tốt hợp đồng công bố thực phẩm của khách , vui quá...

Vừa rồi kế toán +Phạm Hằng đã thanh lý hợp đồng của một khách hàng công bố thực phẩm trong miền nam, thanh lý sớm hơn dự kiến thời gian làm việc những hai ngày trời nên khách hàng cảm thấy ưng lắm, gọi điện cảm ơn và hẹn sẽ có "quà" cho em nên đang vui nà, tự rưng yêu cái công việc này quá.

Cảm ơn anh +Nguyễn Quang Hiển đã giúp em, cảm ơn cả các anh +Lại Cao Sơn và +Nguyễn Đình Vũ nữa !

"Hành nghề luật sư, nỗi buồn nhiều vô kể"

Là một luật sư tham gia quá trình tố tụng trong nhiều vụ án lớn về hình sự, kinh tế trong hơn 20 năm qua, ông Phan Trung Hoài có những trải nghiệm đặc biệt trong đời sống pháp lý cộng đồng và muốn chia sẻ một góc nhìn khác về hoạt động dịch vụ pháp lý trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.

Con cái ai nào chọn mẹ cha...


Mọi người biết đến ông trong vai trò một luật sư bào chữa nổi tiếng trong nhiều vụ án lớn, nhưng tôi vẫn thắc mắc nghề luật đã chọn ông hay ông chọn nghề luật?

Khi chọn khối C thi vào khoa Văn đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1977, tôi không hề biết rằng mình đã trúng tuyển và được chuyển sang khoa Pháp lý chỉ vì đã làm lạc đề chính môn Văn? Những năm tháng đời sinh viên, rồi sau này trải qua đời quân ngũ cho tôi một cái nhìn về sự tận hiến trong đời sống. Phần nữa, tôi nghĩ "con cái ai nào chọn được mẹ cha..." nên cố gắng chú tâm trong chuyện học hành. Vì thế, thực sự tôi đã không chọn nghề luật mà chính ngã rẽ bất ngờ này làm cho nghề Văn bớt được một người viết không có năng khiếu (cười). Có nhiều điều không giải thích và tiên lượng trước được, kể cả phận mình trong dòng chảy của đời sống tự nhiên. Được hành nghề luật trong một khoảng thời gian nhiều giông bão của đời sống tố tụng những năm qua là một hạnh phúc hiếm hoi mà cuộc sống ban tặng cho mình rồi...


Theo đuổi nghề luật đã hơn 26 năm, chắc hẳn ông có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ?


Thực sự những kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình hành nghề rất nhiều nhưng niềm vui thì hiếm, nỗi buồn thì nhiều vô kể. Nghề nghiệp cho tôi được dịp tiếp xúc với nhiều số phận, nhiều người trong số họ vướng vào lòng lao lý, đau lòng lắm. Có nhiều phán quyết sáng rõ, thậm chí được minh oan nhưng họ không dễ gượng dậy và nguôi ngoai, rất khó trở lại đời sống bình thường được nữa. Với tôi, quá trình được hành nghề cùng cố luật sư lão thành Nguyễn Thành Vĩnh nhằm bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ông Nguyễn An Trung – Việt kiều Nhật Bản trong vụ án 118 xe ô tô tay lái nghịch xảy ra tại công ty liên doanh Sài Gòn Ô tô được coi là kỷ niệm để lại dấu ấn sâu sắc nhất đối với tôi. Điều đáng nói ở đây là tôi “học" được rất nhiều từ chính khách hàng của mình, từ tâm thế đáng kính của luật sư Nguyễn Thành Vĩnh và hiểu ra đó là một phán quyết hội tụ được các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa...”. Nhưng kỷ niệm buồn thì nhiều lắm, vì nhiều trong số họ là người đứng đầu doanh nghiệp, khi bị bắt tạm giam, kéo theo số phận của doanh nghiệp cũng bị sụp đổ.

Mỗi vụ án đều có nguyên cớ của nó


Đứng trước một vụ án, điều đầu tiên mà ông cảm nhận là gì? Có khi nào ông nhìn thấu được suy nghĩ của những người đứng đầu doanh nghiệp khi họ bị vướng vào vòng lao lý?

Tôi nghĩ mỗi vụ án đều có nguyên cớ của nó, nhất là trong điều kiện có sự va đập, không tương thích giữa pháp luật và đời sống. Vì thế, điều nghĩ đến đầu tiên của tôi khi tiếp cận hồ sơ vụ án chính là bối cảnh và nguyên nhân nảy sinh sự việc, các yếu tố tác động đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Tiếp xúc với nhiều người đứng đầu doanh nghiệp bị vướng vào vòng lao lý, tôi hiểu thêm những khó khăn thật sự của họ luôn phải đứng trước những cuộc lựa chọn có tính sinh tử. Đó là việc mong muốn được kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, nhưng pháp luật đó lại chưa theo kịp với đời sống, thậm chí lạc hậu, trở thành lực cản cho việc phát triển kinh tế xã hội, với thực tế khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, muốn vượt rào, tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi giá...Gốc rễ của vấn đề chính là làm sao tạo được môi trường pháp lý an toàn cho hoạt động của các doanh nghiệp và tạo một thói quen, sự đồng thuận hợp tác, hỗ trợ giữa doanh nghiệp và đội ngũ luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý rất đa dạng hiện nay. Tôi nghĩ, rồi đến lúc các doanh nghiệp cần tính đến việc mua bảo hiểm cho những rủi ro khi sự vận hành gặp phải sự biến động của pháp luật.

Khi dịch vụ pháp lý được coi là một ngành sản xuất vật chất


Nhu cầu tư vấn pháp luật trong các doanh nghiệp rất lớn, nhưng làm thế nào để luật sư đến gần với các doanh nghiệp và trở thành một người cộng sự thân thiết với doanh nghiệp?

Đúng là nhu cầu về tư vấn pháp luật, hỗ trợ về pháp lý đối với các doanh nghiệp hiện nay rất lớn, nhưng vẫn còn là những cản ngại nhìn từ hai phía. Trước hết, về phía doanh nghiệp, do chưa coi trọng việc phòng ngừa rủi ro về các vấn đề pháp lý trong giao kết hợp đồng, cơ chế vận hành nội bộ, cho đến xử lý quan hệ lao động, nên đa phần khi đến với luật sư hoặc đụng chạm đến tố tụng thì nhiều việc thành “sự đã rồi”. Về phần mình, tôi nghĩ tố chất của đội ngũ luật sư cũng cần được nâng lên một bước ngang tầm với đòi hỏi của các doanh nghiệp, nhất là trong tranh chấp thương mại quốc tế; đồng thời xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tính dịch vụ trong hoạt động tư vấn và sứ mạng phục vụ cho doanh nghiệp, cho xã hội của người luật sư.

Ông đã từng đề cập quan niệm cần coi hoạt động dịch vụ pháp lý là một ngành sản xuất vật chất. Ý nghĩa đích thực của quan niệm này là gì ?


Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã đưa ra các cam kết về dịch vụ pháp lý như là một phần trong các dịch vụ chuyên môn nằm trong phân ngành các dịch vụ kinh doanh. Trừ những hạn chế nêu trong phụ lục kèm theo Nghị quyết 71 của Quốc hội, thực chất phạm vi dịch vụ pháp lý mà Việt Nam cam kết nằm trong Bảng phân loại dịch vụ chủ yếu của Liên Hợp quốc với mã số CPC (Central Product Classification) 861. Vì thế, dịch vụ pháp lý cần được quan niệm là một ngành sản xuất vật chất, bởi hoạt động này có những đóng góp, tích lũy và chiếm tỷ trọng nhất định trong nguồn thu dịch vụ, hàm lượng tư duy pháp lý được cấu thành trong giá trị sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.

+Nguyễn Quang Hiển ghi chép !

Đăng ký kinh doanh bị thay đổi nhiều lần

Anh +Lại Cao Sơn vừa nhận được hợp đồng thay đổi đăng ký kinh doanh từ một doanh nghiệp sản xuất nước tinh khiết tại Hà Nội.

Công ty này đã ký kết hợp đồng với Topiclaw lần thứ 3 về thay đổi đăng ký kinh doanh, việc thay đổi này là việc làm thường xuyên của các doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại và xu hướng phát triển của doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp này đã thay đổi tới lần thứ 6.

Về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh, bạn nên đăng ký nhiều hơn một chút để không phải bổ sung quá nhiều lần giấy phép kinh doanh, còn các thay đổi khác như tên giám đốc, người đại diện theo pháp luật và địa chỉ công ty thì hiếm khi phải thay đổi !

+Nguyễn Quang Hiển ghi chép !

Nhãn hiệu giày của Việt Nam được đăng ký tại Topiclaw

Topiclaw vẫn cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu từ lâu nay, hôm nay là ngày may mắn của +Nguyễn Linh khi được ký kết hợp đồng bảo hộ nhãn hiệu giày cho một công ty may mặc tại Miền nam.

Số lượng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Topiclaw đã tiến thêm một bước mới, chúng tôi đã thấy rất nhiều hồ sơ gửi tới công ty , điều đó chứng tỏ ngày càng các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ này, tránh các bài học thất bại từ võng xếp Duy Lợi hay kẹo dừa bến tre, cà phê Trung Nguyên, Buôn ma Thuột ....

Vui quá chia sẻ cho các bạn ngay, cảm ơn đã ghé thăm !

Tiếp thị – Những sai lầm “chết người”

Marketing là công việc đòi hỏi nghệ thuật ứng xử rất tinh tế nhằm tạo ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và sự lựa chọn trong việc mua sắm của đông đảo người tiêu dùng. Nếu không cẩn thận, người làm marketing có thể gây ra tổn hại hơn là tạo ra lợi ích. Vì vậy, những người làm marketing nên chủ động tránh những sai lầm tiếp thị “chết người” dưới đây để vẫn đi đúng hướng, đồng thời hạ thấp nguy cơ thất bại khi đã bỏ nhiều công sức và chi phí đầu tư.

Tạo ra ảo ảnh. Nhân vật Narcissus trong thần thoại Hy Lạp là một điển hình của sai lầm này. Là người đẹp trai nhất trong xứ sở, Narcissus trở nên quá tự mãn và quá say đắm hình ảnh của chính mình khi cứ suốt ngày đứng soi bóng trên bờ hồ, đến nỗi anh ta bị rớt xuống hồ và chết đuối.

Đối với giới tiếp thị trong thế giới hiện đại, nhiều người cũng có nguy cơ bị rơi vào ảo ảnh. Họ say sưa kể cho mọi người nghe một câu chuyện được thổi phồng mà nhân vật chính là doanh nghiệp của họ hay chính họ, nhưng không ngờ rằng mình đang tạo ra ảo ảnh. Trong khi đó, người tiêu dùng tinh ý lập tức nhận ra những điều “tào lao” và người kể chuyện trở nên vô cùng ngờ nghệch trong mắt họ. Để tránh sai lầm này, hãy tạo ra một câu chuyện mà ở đó khách hàng là nhân vật chính.

Trông cậy vào uy tín của người khác. Câu chuyện cổ tích Chiếc áo mới của vua do Andersen viết về một vị vua quá tin tưởng vào uy tín của hai gã thợ may lừa bịp. Khi chúng khẳng định rằng sẽ tạo cho vua một thứ trang phục thượng hạng mà chỉ có những nhà thông thái nhất mới nhìn thấy và cảm nhận được vẻ đẹp tiềm ẩn, vua đã chi rất nhiều tiền để họ cắt may. Cuối cùng, hai kẻ bịp bợm đã biến vua thành trò hề khi chúng tạo ra bộ trang phục… không vải để vua tồng ngồng đứng trước bàn dân thiên hạ khoe quần áo mới.

Việc tin tưởng vào uy tín hay trình độ chuyên môn của các chuyên gia hoặc nguồn dữ liệu đáng tin cậy nhất vẫn có mặt trái nhất định. Trước tiên, các chuyên gia không phải là thần thánh nên đã từng gặp phải không ít sai sót trong quá khứ, ví dụ trong thập niên 1960 đã có nhiều bác sĩ Mỹ khẳng định rằng hút thuốc không nguy hiểm. Mặt khác, nếu chỉ biết dựa dẫm vào các thông tin có vẻ có cơ sở khoa học không thôi thì người làm marketing dễ bỏ quên cách tiếp cận dễ dàng hơn, thuyết phục hơn là đi vào tâm tư và nguyện vọng của người tiêu dùng. Do đó, dù có trong tay nhiều bằng chứng khoa học làm cơ sở chứng minh cho chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ thì người làm tiếp thị vẫn phải nhớ kỹ rằng mình đến với khách hàng trước hết bằng lòng nhiệt tình và tỏ ra am hiểu nhu cầu thực tế của họ.

Lừa dối khách hàng. Câu chuyện ngụ ngôn Con sói đội lốt cừu của Aesop kể rằng một con sói len lỏi vào giữa bầy cừu bằng cách đội một lớp lông cừu để chờ khi đêm xuống sẽ ra tay bắt một chú cừu non làm thịt. Sự ngụy trang của sói đạt tới mức quá hoàn hảo, đến nỗi người chăn cừu không nhận ra đó là sói và dùng dao mổ thịt đúng chú cừu giảấy để làm bữa ăn tối.

Trong thế giới tiếp thị ngày nay, cái giá phải trả do kém trung thực ngày một đắt. Với sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông xã hội từ Google +, Twitter đến Facebook cũng như các trang đăng tải ý kiến của người tiêu dùng, gồm Twitterverse, Blogosphere và Yelp, dù có nhiều “độc chiêu”, người bán hàng rất khó đánh lừa được khách hàng. Do đó, tốt hơn hết là nói trung thực về sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình cung cấp, không nên nói sai sự thật.

“Nổ” quá mức. Mặt trái của việc cố ý thêu dệt để cho người khác thấy doanh nghiệp của mình to lớn hơn, vĩ đại hơn nhiều so với thực tế được khắc họa rất rõ trong câu nói nổi tiếng trong tác phẩm kinh điển Phù thủy xứ Oz, đó là “Hãy chú ý đến người đứng sau bức mành!”. Nhiều nhà tiếp thị cho rằng cần phải tuyên truyền thật “hoành tráng” thì mọi người mới lắng nghe. Song, tìm kiếm cho mình một bản sắc riêng và độc đáo mới là điều thật sự cần làm vì khách hàng luôn muốn hiểu rõ ai là người đứng sau các sản phẩm và dịch vụ mà họ sẽ mua và sử dụng.

Quảng cáo khoác lác. Hài hước, khoác lác quá mức có tác hại khó lường và đó cũng là lý do vì sao hầu hết các quảng cáo của giải đấu bóng đá Mỹ Superbowl không tỏ ra hiệu quả trong việc kích cầu đối với sản phẩm được mời chào. Vì vậy, cần rất thận trọng và khéo léo kết hợp giữa yếu tố cảm xúc và hài hước trong quảng cáo, nếu không, người tiêu dùng sẽ cảm nhận thấy một điều gì đó quá trớn và bỏ qua ngay hình ảnh thương hiệu lẫn dòng thông điệp quảng cáo.

“Công thức” chiến thắng cho thương hiệu Việt

Sau một quá trình khá dài theo dõi sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt, có một sự thật khiến chúng ta không khỏi đau xót: Thương hiệu Việt đang bị lấn át ngay trên sân nhà. Tuy nhiên, vẫn còn đó những thương hiệu biết tìm ra cho mình những chiến lược xuất sắc để có thể chiến thắng những đối thủ đa quốc gia hùng mạnh.
Tập hợp được những chiến lược đó lại, ta có thể có được một công thức chiến thắng dành cho thương hiệu Việt.


Khát vọng

Không một công ty nhỏ bé nào có thể chiến thắng được đối thủ lớn nếu thiếu đi khát vọng. Khát vọng vươn lên ở đẳng cấp nào sẽ là tiền đề để doanh nghiệp phát triển đến đẳng cấp đó. Khát vọng sẽ là động lực để người chủ doanh nghiệp chia sẻ kiến viễn đối với cổ đông. Một công ty dám khát vọng, dám thách thức những ông lớn, đó sẽ là động lực chuyển tải dũng khí đến toàn bộ nhân viên.

Hãy xem khát vọng của Jack Ma, CEO của Alibaba khi thách thức Google: “Google có thể là con cá mập trên biển nhưng Alibaba là con cá sấu trên sông Trường Giang”. Sau những cuộc chiến không khoan nhượng, “con cá mập” Google đã phải cúi đầu trước “cá sấu” Alibaba.

Khát vọng lớn đã và tạo nên những thương hiệu huyền thoại trên thế giới. Đó là khát vọng của Steve Jobs: “Muốn tạo nên những sản phẩm là giao điểm giữa công nghệ và nghệ thuật”. Đó là khát vọng của Henry Ford: “Đại chúng hóa ngành xe hơi”. Đó là khát vọng của Bạch Thái Bưởi: “Tạo nên những sản phẩm cạnh tranh song phẳng với người Pháp”. Chính những khát khao cháy bỏng của những doanh nhân huyền thoại đã tạo nên những thương hiệu hàng đầu thế giới như Honda, Sony, Toyota, Amazon, Google, FaceBook…

Không thể không kể đến khát vọng của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ trong thời điểm ngày đầu khởi sự café hòa tan G7. Với khát vọng: “Họ làm được thì ta làm được. Nước họ làm được thì Việt Nam làm được”. Cái tên G7 phản ánh chính khát vọng đó: muốn tạo nên một thương hiệu Việt Nam có khả năng chinh phục nhóm G7, nhóm 7 nước mạnh nhất thế giới. Con đường còn trải dài phía trước, nhưng khát vọng đã giúp G7 chiếm lĩnh thị trường café hòa tan trong nước.

Động lực khiến một quốc gia phát triển, xã hội phát triển, một doanh nghiệp phát triển bắt nguồn đầu tiên phải từ khát vọng vươn lên. Và đó cũng chính là điểm đầu tiên cần phải có của một doanh nghiệp Việt khi sẵn sàng đứng lên thách thức những thương hiệu hùng mạnh nước ngoài.

Sản phẩm

Tuy nhiên, chỉ khát vọng không thôi thì chưa đủ. Trên thương trường, ta chứng kiến không ít doanh nghiệp với những tuyên bố lớn lao, với những giấc mơ lớn lao nhưng rồi không đi đến đâu.

Trên thương trường, những thủ thuật, những đòn võ kinh doanh, chiến lược, chiến thuật đều cần phải dựa trên một nền tảng quan trọng bậc nhất: sản phẩm chất lượng.

Chúng ta đã biết đến sự cầu toàn tỷ mỷ của Steve Jobs, ông muốn tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất thế giới, không chỉ tạo cho người tiêu dùng những trải nghiệm choáng váng về mặt công nghệ mà còn phải có hình thức của một tác phẩm nghệ thuật. Sản phẩm với chất lượng vượt trội của iPod, iPhone, iPad so với những máy nghe nhạc, điện thoại và máy tính bảng khác có mặt cùng thời điểm là yếu tố quyết định đến sự thành công của thương hiệu Apple ngày nay.

Chúng ta cũng chứng kiến không ít những nhà hàng có cơ sở vật chất rất bình thường nhưng thực khác đến nườm nượp, xếp hàng chờ đến lượt. Có thể có nhiều lý do nhưng lý do quan trọng nhất luôn là sản phẩm ở đó chất lượng hơn mặt bằng chung trên thị trường.

Quay trở lại câu chuyện của thương hiệu Việt. Một trong những thương hiệu Việt được coi như là bảo chứng của chất lượng cao, đó chính là gốm Minh Long. Theo ông Lý Ngọc Minh: “Có những tác phẩm ông và cộng sự phải làm đi làm lại trong 5 năm, hội đủ mọi yêu cầu khắt khe mới được xuất xưởng”, để từ đó tạo nên những sản phẩm gốm chất lượng toàn bích bao gồm 4 có – 4 không: “Không thời gian, biên giới, giới tính, tuổi tác”, và “Có văn hóa, nghệ thuật, phong cách, hồn”.

Sản phẩm tốt hơn là một nền tảng mạnh mẽ để thương hiệu Việt đương đầu với sức ép của những thương hiệu khổng lồ ngoại quốc.

Marketing

Nhưng trong cuộc chiến thương hiệu, một sự thực khá phổ biến đó là: sản phẩm chất lượng không phải luôn luôn là người chiến thắng. Chiếc bánh hamburger của Mc Donald’s chưa bao giờ được coi là chiếc bánh hamburger ngon nhất thế giới, nhưng Mc Donald’s vẫn là thương hiệu ẩm thực lớn nhất thế giới. Những kỹ sư tin học thích dùng hệ điều hành Linux hơn Microsoft, nhưng Microsft vẫn là phần mềm phổ biến nhất thế giới.

Để có thể chiến thắng được trước những đối thủ mạnh, sản phẩm chất lượng hơn là điều kiện cần, nhưng điều kiện đủ phải là sự thừa nhận rộng rãi của công chúng khi so sánh chất lượng giữa hai sản phẩm. Đây là lúc một trong những phẩm chất tối quan trọng của một thương hiệu phải xuất hiện: Marketing một cách khôn ngoan.

Nhiều người cho rằng marketing là cuộc đua của nguồn lực tài chính. Đây không phải là điều hoàn toàn đúng, vì nếu xét về nguồn lực tài chính, những tập đoàn đa quốc gia luôn có được hậu thuẫn tài chính hùng mạnh để có thể đè bẹp bất cứ công ty bản địa tại bất cứ quốc gia nào. Rất may, người chiến thắng trong cuộc đua marketing không phải là kẻ có nguồn lực tài chính lớn hơn, mà là bên thông minh hơn.

Câu hỏi: Mục đích của kẻ thông minh hơn, nguồn lực yếu hơn với sản phẩm chất lượng hơn trong chiến lược marketing là gì?

Đáp án: Tận dụng trí thông minh để cho cộng đồng biết được sự vượt trội trong sản phẩm của mình so với đối thủ.

Khi ra đời, Pepsi chỉ là chú nhỏ trước người khổng lồ Coca Cola. Để trở thành kẻ đối trọng Coca, Pepsi đã làm gì? Giám đốc marketing của Pepsi lúc đó là John Sculley (người sau này trở thành CEO của Apple và sa thải Steve Jobs) đã tung ra chiến dịch: “Thách thức Pepsi – Pepsi Challenge”, thực tế là hàng loạt những cuộc thử mù trên diện rộng, cho người tiêu dùng so sánh giữa mùi vị như một bức chiến thư gửi đến kẻ thống trị Coca Cola. Kết quả là Pepsi thắng toàn diện, còn Coca Cola suýt nữa vấp phải sai lầm nghiêm trọng khi định vứt bỏ đi cơ ngơi gần 100 năm lịch sử của mình để bắt đầu với thảm họa New Coke.

Nhiều thương hiệu Việt đã sử dụng chiêu thức này của Pepsi, đó là một chiêu thức tốt để người tiêu dùng nhận thức rõ về chất lượng sản phẩm. Vinamilk đã trưng ra các thành phần rõ ràng cho thấy thương hiệu sữa Việt Nam không hề kém cạnh so về mặt thành phần và chất lượng đối với các nhãn hàng sữa đến từ nước ngoài. Café G7 của Trung Nguyên đã có một cuộc thử mù với sự kiện đình đám tại Dinh Độc Lập và giành thắng lợi tuyệt đối về khẩu vị người tiêu dùng Việt Nam trước người khổng lồ Nestlé.

Liên kết tình cảm

Tuy nhiên, cho dù có giành được những thắng lợi ban đầu, khi đối mặt với một đối thủ với thương hiệu toàn cầu, ngân sách marketing hùng mạnh và hệ thống quản trị bài bản, một thương hiệu non trẻ luôn dễ bị hụt hơi trong một cuộc đua đường dài. Bất cứ một tập đoàn đa quốc gia nào đều có đầy đủ các công cụ trong tay để có thể vùi dập những kẻ thách thức bản địa nhỏ bé.

Khi đó, thương hiệu Việt cần phải làm gì?

Một thương hiệu có khát vọng lớn lao, có sản phẩm tốt hơn, được thừa nhận rộng rãi nhưng nếu không tạo lập được sự liên kết tình cảm với khách hàng thì thương hiệu đó sẽ vẫn có thể thua cuộc khi phải hứng chịu những đòn tấn công búa tạ của những đối thủ lớn.

Doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn thành công và thành công bền vững, phải tạo được sự gắn kết tình cảm với khách hàng. Khi đó, khách hàng sẽ trở thành khách hàng trung thành, khách hàng trung thành sẽ trở thành tín đồ của thương hiệu.

Hãy xem thử những thương hiệu hàng đầu như Apple, Wal Mart, Microsoft, IBM, Harley Davision v.v…, họ đều tạo nên được sợi dây liên kết tình cảm mạnh mẽ với người tiêu dùng.

Liên kết tình cảm với khách hàng là điều thương hiệu Việt hoàn toàn có thể thực hiện và thực hiện một cách xuất sắc trước những đối thủ nước ngoài, bởi nó đòi hỏi sự sáng tạo và thấu hiểu tâm lý khách hàng bản địa một cách sâu sắc. Doanh nhân Bạch Thái Bưởi từ đầu thế kỷ đã khơi dậy tinh thần “Người Việt dùng hàng Việt” với niềm tin sắt đá vào tinh thần dân tộc khi trả lời Thống sứ Bắc Kỳ Rhené Robin: “Tôi kinh doanh trên đất nước tôi. Xung quanh tôi là đồng bào tôi. Đồng bào tôi sẽ ủng hộ tôi”.

Một chiêu thức khác được doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ sử dụng rất hiệu quả, đó là những bức “Tâm thư” kèm trong những hộp café G7 khi mở đầu cuộc chiến với Nestlé. Bức thư không nói rằng: “Bạn hãy mua café G7 đi” mà mở đầu bằng “Kính thưa quý đồng bào!” với những lời lẽ thiết tha kêu gọi tinh thần dân tộc, bày tỏ khát vọng tự cường Đại Việt, và kêu gọi người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam.

Đây có thể nói là một trong những đòn đánh marketing hiệu quả bậc nhất, nó hướng người tiêu dùng đến một mục đích cao cả hơn, chinh phục nhân tâm và tạo thành một sự liên kết mạnh mẽ về mặt tình cảm giữa thương hiệu Việt và người tiêu dùng Việt.

Câu chuyện thương hiệu

Một thương hiệu lớn sau khi giành được tình cảm của khách hàng sẽ biết cách gắn thương hiệu của mình với những câu chuyện nhân văn. Cuốn sách trí tuệ kinh doanh của người Do Thái có một câu nói mà những người làm thương hiệu toàn cầu cần phải thấm nhuần: “Những con số rồi sẽ qua đi nhưng câu chuyện hay sẽ được người ta nhớ mãi”.

CEO lỗi lạc Steve Jobs cũng hiểu rõ điều này khi thuyết trình trong lễ tốt nghiệp tại Đại học Stanford: “Tôi chỉ muốn kể với các bạn ba câu chuyện trong cuộc đời tôi. Không có gì lớn lao. Chỉ ba câu chuyện mà thôi”. Ba câu chuyện với ba chủ đề Khát vọng – Kết nối – Đối mặt với cái chết đã khiến bài diễn văn của Steve Jobs trở thành một trong những bài diễn văn hay nhất trong lịch sử nhân loại.

Những câu chuyện tuyệt vời về sự khát khao vươn lên của những thương hiệu nhỏ bé sẽ là những tài sản lớn lao, khơi dậy tinh thần tự cường và khả năng sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi con người chúng ta. Câu chuyện về tuổi thơ khốn khổ đầy gian truân và biến động của Thomas Edison với câu nói: “Thành công là 1% của thiên tài và 99% của sự cần cù” là động lực để biết bao thế hệ thanh niên tiếp nối noi theo.

Câu chuyện về Steve Jobs khi ông tạo lập nên thương hiệu Apple rồi bị đuổi khỏi Apple và sau đó quay trở lại đưa Apple trở thành thương hiệu lớn nhất toàn cầu có tác động mạnh mẽ đến khách hàng, là động lực để khách hàng quyết định sở hữu cho mình những chiếc iPhone, iPad.

Câu chuyện Đặng Lê Nguyên Vũ khi anh khởi nghiệp chỉ với một khát khao cháy bỏng muốn đưa mảnh đất quê hương thoát nghèo thoát nhục sẽ là nguồn cảm hứng vô tận, khơi dậy những tiềm năng mạnh mẽ của một Đại Việt cường thịnh.

Chính những câu chuyện tuyệt vời sau này sẽ trở thành những tài sản vô giá cho bất kỳ thương hiệu. Ngược lại, một thương hiệu trường tồn sau những thăng trầm phát triển phải có được/tạo được một câu chuyện cho riêng mình bao hàm trong đó những ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Thương hiệu Việt với khát khao Đại Việt thành công trong cuộc chơi toàn cầu luôn là nguồn cổ vũ động viên tinh thần lớn lao và là điểm mạnh mà không đối thủ nước ngoài nào có được. Những thương hiệu Việt cần phải có được những câu chuyện về khát khao Việt, về sức mạnh Việt, về tầm nhìn Việt. Đó chính là những động lực mạnh mẽ cho thương hiệu Việt Nam trong quá trình vươn ra biển lớn, ưỡn ngực đón nhận những thách thức tầm vóc toàn cầu.

Ngày nay, khi biên giới hành chính đang ngày một lu mờ, khi biên giới kinh tế ngày càng rộng mở, khi chúng ta sống trong một thế giới phẳng, một ngôi làng toàn cầu thì những thương hiệu Việt chính là những đại sứ truyền bá văn hóa Việt Nam đến các quốc gia khác. Cơ hội chưa bao giờ lớn đến thế và thách thức cũng chưa bao giờ lớn đến thế.

Là một người tiêu dùng Việt yêu thích thương hiệu Việt, người viết mong muốn sẽ có nhiều nhiều hơn nữa những thương hiệu Việt có đầy đủ khả năng chiến thắng những đối thủ hùng mạnh nước ngoài, nêu bật được tinh thần tự cường Đại Việt và trở thành những đại sứ mang quyền lực mềm của Việt Nam đi khắp thế giới.

Thương hiệu: Cuộc chiến sống còn

Chưa bao giờ cộng đồng doanh nghiệp nước ta đối mặt với nhiều thử thách sinh tử như lúc này. Cam chịu thất bại, cố trụ để tìm cơ hội hay đột phá để chiến thắng, tất cả phụ thuộc vào năng lực sáng tạo trong cách làm thương hiệu.

Chưa đánh đã thua

Tâm lý sợ thất bại, tự hài lòng với những gì mình đang có và mang sở đoản ra cạnh tranh với sở trường của đối thủ khiến phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đuối sức

Theo bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (DN – BSA), cộng đồng DN Việt Nam đang phải trải qua giai đoạn có thể nói là khó khăn nhất kể từ khi đổi mới. Chín tháng đầu năm 2012, đã có hơn 40.000 DN rời khỏi thị trường; tính luôn cả năm 2011 thì số DN “chết” tương đương với số DN rời khỏi thị trường trong 20 năm trước đó. Trong 500.000 DN còn hoạt động, tỉ lệ thua lỗ cũng rất cao. Nhu cầu trụ vững của DN càng trở nên cấp thiết. Hiện DN Việt Nam đang phải chiến đấu trong điều kiện chưa bắt tay sản xuất đã thua kém đối thủ vì chi phí vốn (lãi suất ngân hàng) cao gần gấp 10 lần so với các công ty đa quốc gia.

Bị thôn tính, mất kiểm soát

Không chỉ khó cạnh tranh, việc giữ và phát triển thương hiệu Việt trước sự xâm lấn, thôn tính của các DN ngoại cũng hết sức khó khăn. Đã và đang có làn sóng biến động khá lớn về quyền sở hữu các thương hiệu Việt từng vang bóng một thời.

Tại hội thảo “Sáng tạo trong cuộc chiến thương trường – Làm sao châu chấu thắng voi?” trong khuôn khổ chương trình “Ngày hội sáng tạo vì khát vọng Việt” do Tập đoàn Trung Nguyên và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức ở TPHCM cuối tuần qua, ông Hoàng Tùng, chuyên gia marketing, chỉ ra rằng: Bằng nhiều cách khác nhau, nhiều thương hiệu Việt đã thuộc sở hữu nước ngoài.

Mới đây nhất, Tập đoàn Uni-President đã nắm quyền kiểm soát hoàn toàn thương hiệu Tribeco; thương hiệu Phở 24 sau khi phát triển được hệ thống 60 cửa hàng ở Việt Nam và khoảng 20 cửa hàng tại châu Á, được tạp chí Forbes Asia đánh giá là có tốc độ mở rộng hệ thống nhanh hơn cả KFC, sau gần 10 năm ra đời nay đã thuộc về Tập đoàn Jollibee (Philippines). Hay như Công ty Giấy vệ sinh Diana, sau một thời gian dài được xem là biểu tượng đã đương đầu thành công với các thương hiệu đa quốc gia như KC, P&G, từng chiếm đến 30% thị phần tã giấy và 40% thị phần giấy vệ sinh, nay cũng đã thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn Unicharm (Nhật Bản). Trước 3 thương vụ đình đám này, giới kinh doanh cũng đã chứng kiến sự “đổi chủ” của các thương hiệu lớn như X-Men, P/S, Dạ Lan…

Kinh tế mở cửa, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, rất nhiều DN đuối sức, cần đến sự hợp tác với nhà đầu tư ngoại thông qua các hình thức mua bán – sáp nhập, cổ đông chiến lược, chuyển nhượng cổ phần… và nguy cơ mất thương hiệu vào tay các nhà đầu tư là rất cao. Một số DN bị thâu tóm hoàn toàn hợp lý vì đầu tư đa ngành, dàn trải, không có sản phẩm cốt lõi. Nếu DN Việt không đủ năng lực cạnh tranh thì bị loại khỏi cuộc chơi là điều tất nhiên vì biên giới về mặt hành chính ngày càng lu mờ trong khi biên giới về kinh tế ngày càng mở rộng.

Sở đoản đấu sở trường

Theo ông Hoàng Tùng, các DN Việt cạnh tranh không lại, bị mất thương hiệu là do chưa có sự chuẩn bị chu đáo, bị cuốn theo cuộc chơi của các DN nước ngoài mà không xác định được điểm mạnh – yếu của mình. Bên cạnh đó, sự ủng hộ của người tiêu dùng đối với thương hiệu Việt còn mờ nhạt. Người tiêu dùng trong nước vẫn có tâm lý sính ngoại bởi cho rằng hàng ngoại tốt hơn. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên, đánh giá nhiều DN Việt đã không nhận diện được cuộc chơi; tiếp cận và tìm kiếm sự ủng hộ của khách hàng bằng khuyến mãi giảm giá, lấy sở đoản của mình để đối phó với sở trường của các tập đoàn đa quốc gia, như vậy chẳng khác gì châu chấu đá voi, bởi xét trên tổng thể, DN Việt thua thiệt cả về hệ thống tài chính, kinh nghiệm quản trị, chất lượng nhân sự…

GS-TS Tôn Thất Nguyễn Thiêm, chuyên gia kinh tế cấp cao, cho rằng: Thương hiệu lớn, DN lớn không nhất thiết phải là mô hình tập đoàn. Ở Ý (nước xuất khẩu lớn thứ 2 châu Âu), 20% DN xuất khẩu là DN nhỏ có từ 10 – 49 nhân viên, 4% DN có dưới 9 nhân viên nhưng kinh doanh rất hiệu quả. Liên hệ tình hình Việt Nam, chỉ có sự sáng tạo, tìm ra những cánh cửa hẹp thông qua các mô hình tiếp cận và chiến lược khác thì mới có cơ hội chiến thắng.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, theo ông Nguyễn Liên Phương, Giám đốc Viện Doanh nhân LP Việt Nam, DN Việt không thành công còn do tâm lý sợ thất bại, tự bằng lòng với những gì đang có. “Trong bối cảnh khó khăn, chúng ta nói rất nhiều đến các yếu tố bên ngoài doanh nhân và DN như tình hình quốc tế, sự méo mó của chính sách. Cùng chịu chung những tác động của tình hình kinh tế thế giới, trong khi Việt Nam tụt hạng về môi trường cạnh tranh thì Singapore vẫn giữ vị trí dẫn đầu. Doanh nhân từ Singapore và từ hàng trăm quốc gia khác đến Việt Nam tìm lợi nhuận, DN Việt ngược lại, ít dám xuất ngoại tìm cơ hội làm ăn”.

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Tư vấn công bố mỹ phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh

Topiclaw đã công bố cho nhiều doanh nghiệp nhập khẩu mỹ phẩm trên cả nước, chúng tôi trải rộng sự phục vụ tới cả nước, nếu bạn đang ở thành phố Hồ Chí Minh hãy liên hệ ngay tới chi nhánh của Topiclaw tại Cô Giang Quận 1 để được phục vụ bạn nhé.

Hồ sơ cần chuẩn bị


1. Đối với mỹ phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vào việt nam:

  •  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của công ty đứng ra làm công bố lưu hành mỹ phẩm;
  • Bản công thức thành phần của mỹ phẩm;
  • Giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho công ty Việt nam được quyền phân phối độc quyền mỹ phẩm sau khi được công bố lưu hành
  • Đơn công bố lưu hành mỹ phẩm (do công ty Topiclaw soạn thảo và cung cấp)
2. Đối với mỹ phẩm sản xuất hoặc đóng gói tại Việt Nam:
  • Bản công thức của mỹ phẩm công bố;
  • Bản tiêu chuẩn chất lượng của Mỹ phẩm và phương pháp thử;
  • Phiếu kiểm nghiệm;
  • Dữ liệu kỹ thuật hoặc dữ liệu lâm sàng để chứng minh những công dụng đặc biệt của sản phẩm (nếu có);
  • Giấy phép sản xuất của nhà máy.


Liên hệ ngay tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp bạn nhé !

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với việc sản xuất sản phẩm phần mềm?


Năm 2013 và những năm tiếp theo, ngành công nghệ thông tin được xem là ngành có triển vọng phát triển với tốc độ cao, đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Do đó, những ưu đãi về thuế đối với lĩnh vực này đang được rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm.

Mới đây nhất, Tổng cục Thuế đã có công văn số 1247/TCT-CS ngày 17/04/2013 trả lời Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh và công ty TNHH SAP ASIA Việt Nam (24C, Phan Đăng Lưu, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) về việc ưu đãi thuế thu nhập DN (TNDN) đối với việc sản xuất sản phẩm phần mềm. Theo đó, Công văn của Tổng cục Thuế cho biết:

Thứ nhất, tại Điểm 1.3, Mục II, Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính quy định thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với DN thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực: "Sản xuất sản phẩm phần mềm."

Thứ hai, tại Điểm 1.3, Mục III, Phần H, Thông tư số 130/2008/TT-BTC nêu trên quy định miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với DN thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực: "Sản xuất sản phẩm phần mềm."

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì DN thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất sản phẩm phần mềm được hưởng ưu đãi về thuế TNDN theo các quy định nêu trên.

Theo nội dung nêu tại công văn số 01-13/SAP ngày 21/01/2013 của Công ty TNHH SAP ASIA Việt Nam thì hiện tại Công ty đang chịu trách nhiệm phát triển việc quản lý đăng nhập một lần (Single SingnOn) và giao diện người dùng (Graphical User Interface - GUI) để tạo ra phần mềm đóng gói hoàn chỉnh cho khách hàng, cụ thể là các sản phẩm Netweaver Single Sign On 2.0, Identity Managenment System (IDM).

Tuy nhiên, tại công văn số 10890/SKHĐT-ĐKĐT ngày 19/12/2012 của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh có nêu: Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận thấy dịch vụ thực hiện phần mềm có bao gồm hoạt động sản xuất phần mềm. Mặt khác, tại công văn số 26/STTTT-CNTT ngày 8/01/2013 của Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh có nêu với nội dung: Sở Thông tin và Truyền thông nhận thấy ngành nghề đăng ký kinh doanh của Công ty có bao gồm hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm.

Như vậy, tại công văn số 10890/SKHĐT-ĐKĐT của Sở Kế hoạch và Đầu tư và công văn số 26/STTTT-CNTT của Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh đều chưa khẳng định cụ thể hoạt động dịch vụ thiết kế và phát triển phần mềm có được coi là thuộc lĩnh vực sản xuất phần mềm hay không do đó chưa có đầy đủ căn cứ để được hưởng ưu đãi về thuế TNDN theo quy định trên.

Đề nghị Cục thuế TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty TNHH SAP ASIA Việt Nam làm rõ, mô tả cụ thể các hoạt động nêu tại công văn số 01-13/SAP ngày 21/01/2013 của Công ty TNHH SAP ASIA Việt Nam để trên cơ sở đó Tổng cục Thuế tổng hợp gửi Bộ Thông tin & Truyền thông và Bộ Kế hoạch & Đầu tư có ý kiến hướng dẫn cụ thể.

Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài?


Tổng cục Thuế vừa có văn bản số 1221/TCT-CS giải đáp thắc mắc của một số cá nhân liên quan đến thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) của nhà thầu nước ngoài.

Theo đó, tại công văn này, Tổng cục Thuế cho biết:

Thứ nhất, tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 60/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế nhà thầu quy định về đối tượng không áp dụng:

"Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân Việt Nam không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam dưới các hình thức: Giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc xuất khẩu hàng và giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu nước ngoài về đến Việt Nam".

Thứ hai, tại Điều 7 Thông tư số 60/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế nhà thầu quy định về thu nhập chịu thuế TNDN:

"Thu nhập của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài phát sinh từ hoạt động cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 4 Chương I Thông tư này).

Trường hợp hàng hóa được cung cấp dưới hình thức: điểm giao nhận hàng hóa nằm trong lãnh thổ Việt Nam; hoặc việc cung cấp hàng hóa có kèm theo các dịch vụ tiến hành tại Việt Nam như lắp đặt, chạy thử, bảo hành, bảo dưỡng, thay thế, các dịch vụ khác đi kèm với việc cung cấp hàng hóa (bao gồm cả trường hợp dịch vụ kèm theo miễn phí), kể cả trường hợp việc cung cấp các dịch vụ nêu trên có hoặc không nằm trong giá trị của hợp đồng cung cấp hàng hóa thì thu nhập chịu thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ".

Như vậy, căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty A ở nước ngoài ký hợp đồng với Công ty B ở Việt Nam để cung cấp máy móc, trong hợp đồng quy định địa điểm giao hàng ở nước ngoài, Công ty B chịu mọi chi phí để đưa máy móc về Việt Nam như chi phí vận chuyển, bảo hiểm…, Công ty A có cung cấp dịch vụ lắp ráp kèm theo được thực hiện tại Việt Nam thì Công ty A là nhà thầu nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư số 60/2012/TT-BTC và việc xác định nghĩa vụ thuế TNDN của NTNN đối với giá trị hợp đồng đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 60/2012/TT-BTC.

Để việc giải quyết được thuận lợi, Tổng cục Thuế cũng đề nghị đơn vị cung cấp đầy đủ tài liệu, hồ sơ cho cơ quan Thuế địa phương để được hướng dẫn cụ thể.

Thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn?


Ngày 11/04/2013, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn đã kí công văn số 1188/TCT-CS giải đáp thắc mắc xung quanh vấn đề thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) từ thu nhập chuyển nhượng vốn.

Theo đó, Tổng cục Thuế đã nhận được công văn số 1728/CT-TTHT ngày 13/11/2012 của Cục Thuế tỉnh Long An về nghĩa vụ thuế TNDN từ thu nhập chuyển nhượng vốn. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế đã có ý kiến như sau:
- Tại Điểm 2 Phần A Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính quy định về phạm vi áp dụng thuế TNDN như sau:


"Doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. Các doanh nghiệp này nếu có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Phần E Thông tư này."


- Tại Điểm 1 Mục V Phần B Thông tư số 130/2008/TT-BTC nêu trên quy định về thu nhập khác như sau: "Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán theo hướng dẫn tại Phần E Thông tư này."


- Tại Điểm 2.1 Phần E Thông tư số 130/2008/TT-BTC nêu trên quy định về thu nhập tính thuế như sau: "… Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường, cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá chuyển nhượng. Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác ở cùng thời gian, cùng tổ chức kinh tế hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự."


- Tại Điểm 3 Phần E Thông tư số 130/2008/TT-BTC nêu trên quy định về việc kê khai, nộp thuế đối với thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn như sau: "Thứ nhất, đối với doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán. Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Thứ hai, đối với doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp chuyển nhượng vốn. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế: tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân nước ngoài chuyển nhượng vốn đăng ký nộp thuế."

Căn cứ theo các quy định trên thì:


1. Trường hợp chuyển nhượng vốn lần 1:

Công ty Scottish & Newcastle UK Ltd (bên nước ngoài trong Công ty Kronenbourg Việt Nam) chuyển nhượng phần vốn (50% vốn điều lệ) trong Công ty TNHH Kronenbourg Việt Nam cho Carlsberg Breweries A/S thì Carlsberg Breweries A/S có trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay Công ty Scottish & Newcastle UK, Ltd.

2. Trường hợp chuyển nhượng vốn lần 2:

Carlsberg Breweries A/S chuyển nhượng phần vốn (50% vốn điều lệ) trong Công ty TNHH Kronenbourg Việt Nam cho Vietnam Japan Beer Pte.Ltd thì Vietnam Japan Beer Pte.Ltd có trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay Carlsberg Breweries A/S.

Hồ sơ khai thuế nộp tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân nước ngoài chuyển nhượng vốn đăng ký nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Long An).

Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc Cục Thuế tỉnh Long An có cơ sở để xác định giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường thì Cục Thuế thực hiện kiểm tra và ấn định giá chuyển nhượng theo hướng dẫn tại Thông tư số 130/2008/TT-BTC nêu trên.

Bất hợp lý tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Thực tế, nhiều DN phải nộp thuế cao hơn mức quy định do chi phí hợp lý không được cơ quan thuế khấu trừ. Tình trạng này khiến DN phải tìm đủ mọi cách để lách luật.

Ảnh minh họa

Hội Kế toán TP.HCM là một cơ quan được lập ra bởi những cán bộ lâu năm của ngành thuế, những giáo sư nhiều kinh nghiệm ở các trường Đại học. Qua nhiều năm hoạt động, những lãnh đạo của Hội Kế toán đã chứng kiến quá nhiều bất cập của thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

Ông Mai Thanh Tòng, Phó Chủ tịch Hội Kế toán TP.HCM cho biết: “Từ trước tới nay, chúng ta chỉ nhìn thấy thuế suất biểu kiến, còn thuế suất thực tế như thế nào, doanh nghiệp đóng góp bao nhiêu không nhìn thấy được”.

Ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho biết thêm: “Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bao giờ cũng có một loại chi phí như chi phí tiếp khách, chi phí giao lưu, làm từ thiện xã hội... Những chi phí này khi quyết toán thường bị ngành thuế gạt ra. Như vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp tự nhiên bị tăng lên”.

Chi phí thực tế của doanh nghiệp không được trừ khiến lợi nhuận sổ sách tăng lên và cuối cùng thuế TNDN phải nộp sẽ tăng. Việc thuế TNDN 25, 23 hay 20% không phải quan trọng nhất mà thu nhập được tính thế nào để chịu thuế mới là điều quan trọng.

Nhiều chi phí không được trừ nên mức thuế doanh nghiệp phải nộp lên tới 40, 50% lợi nhuận thực tế. Chính vì thế, doanh nghiệp phải tìm mọi cách để hợp pháp hoá các chi phí mà thuế không cho trừ.

Hiện nay, một khoản thuế của doanh nghiệp chỉ được thuế cho trừ nếu đáp ứng được 3 điều kiện. Thứ nhất, khoản chi phí phải có thực chi và phải có liên quan đến sản xuất kinh doanh. Thứ 2, khoản chi có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo luật thuế quy định. Điều kiện thứ 3, nếu lọt vào danh sách không bao giờ cho trừ hết dù có thỏa mãn 2 điều kiện đầu cũng không bao giờ được trừ.

Việc quy định chi phí nào được trừ, chi phí nào không cũng nên rõ ràng trong luật để các cấp dễ dàng thực hiện, tránh xảy ra tiêu cực.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, ông Trần Việt Anh cho rằng: “Cơ quan thuế và Nhà nước nên thống nhất trong quy định các khoản trừ thuế hợp lý, không nên cứng nhắc trong vấn đề chứng từ. Điều đó giúp doanh nghiệp không phải đối phó bằng các hóa đơn đầu vào, hay tìm các hợp đồng ma để giải trình cho các chi phí đó”.

Tình trạng doanh nghiệp phải nộp thuế quá nhiều do chi phí thực tế không được trừ rất phổ biến khiến tình trạng lách luật để hạn chế mức thuế phải nộp cũng rất nhiều. Số liệu sai khiến việc phân tích để quản lý, kiểm soát doanh nghiệp Việt Nam không chuẩn.

Thuế Thu nhập Doanh nghiệp sẽ chỉ còn 20%

Trong dự thảo luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp (TNDN) do Chính phủ trình Quốc hội, thuế suất TNDN phổ thông được đề xuất giảm theo lộ trình, dự kiến còn 20% từ 1/1/2016.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trình bày dự thảo luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp (TNDN) trước Quốc hội, chiều 20/5. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tờ trình dự án Luật do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, trình bày trong phiên làm việc chiều nay, 20/5. Tiếp đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo thẩm tra.

Tờ trình của Chính phủ cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNDN là cần thiết để phù hợp thực tiễn, khắc phục những bất cập, giảm mức động viên để thu hút đầu tư, khuyến khích sản xuất kinh doanh, phù hợp với xu thế cải cách thuế của thế giới và đúng lộ trình của Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020. Bên cạnh đó, việc sửa đổi Luật còn đảm bảo chính sách rõ ràng, minh bạch, đơn giản, giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, công tác quản lý thuế và việc hiện đại hoá quản lý thuế.

Từ mức thuế suất TNDN phổ thông hiện là 25%, theo khoản 6, điều 1 dự thảo Luật quy định từ 1/1/2014 áp dụng mức thuế suất 22%.


Doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động và có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất phổ thông 20% kể từ 1/7/2013; Doanh nghiệp thực hiện đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội được áp dụng thuế suất 10% đối với phần thu nhập từ bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội.

Từ ngày 1/1/2016, mức thuế suất phổ thông là 20% (khoản 6, điều 1) và mức thuế suất ưu đãi 20% được điều chỉnh giảm xuống còn 17% (khoản 7 Điều 1).

Với thuế suất phổ thông 25% và ưu đãi hiện hành thì thuế suất TNDN bình quân là 16,32% sẽ giảm xuống còn khoảng 13,6% theo phương án giảm thuế suất nêu trên.

Với việc điều chỉnh thuế suất phổ thông và thuế suất ưu đãi như nêu trên, đồng thời bổ sung đối tượng ưu đãi do rà soát và bổ sung ưu đãi đối với đầu tư mở rộng, theo đánh giá của Bộ Tài chính sẽ giảm thu ngân sách năm 2014 khoảng 22.200 tỷ đồng; năm 2016 dự kiến giảm thu ngân sách thêm khoảng 21.190-21.580 tỷ đồng so với mặt bằng thuế suất 22%.

Số giảm thu này sẽ được bù lại một phần do tăng thu từ các loại thuế gián thu và thuế TNCN (năm 2014 khoảng từ 1.200-1.500 tỷ đồng, năm 2016 khoảng từ 2.000-2.500 tỷ đồng), đồng thời, sẽ góp phần tăng thu từ thuế TNDN vào những năm sau do doanh nghiệp có điều kiện để tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách tán thành với quy định của Dự thảo luật về lộ trình giảm thuế TNDN cũng như áp mức thuế ưu đãi đối với đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội.

Để có thời gian xây dựng các văn bản hướng dẫn và triển khai thực hiện, bao gồm cả việc điều chỉnh phần mềm trong quản lý thu thuế và phần mềm kế toán có liên quan của doanh nghiệp, Chính phủ trình Quốc hội về hiệu lực thi hành của Luật từ ngày 01/01/2014.

Riêng quy định doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa áp dụng thuế suất 20% và quy định áp dụng thuế suất 10% đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội được thực hiện kể từ 1/7/2013; đối với quy định về chi phí trả lãi tiền vay vốn (vốn mỏng) được thực hiện từ ngày 1/1/2018.

Lập doanh nghiệp dành được sự quan tâm lớn của các bạn trẻ

Việc kinh doanh có nhiều con đường khác nhau để bạn bắt đầu, nhưng phổ biến nhất là thành lập doanh nghiệp, tôi +Nguyễn Quang Hiển chuyên gia tư vấn luật doanh nghiệp trên trang Topiclaw.com đã nhận được hàng ngàn câu hỏi liên quan tới lập doanh nghiệp:

Bạn Đỗ Tuyết Anh hỏi về thành lập công ty sx nước rửa chén: "Tôi muốn thành lập Cty TNHH SX Nước rửa chén. Trụ sở đặt tai quận Gò Vấp vậy DN có được SX tại trụ sỏ không và nếu không thì xưởng SX có thể đặt tại quận Gò vấp được không. Nhờ tư vấn giúp"

Bạn Chuyên hỏi về việc thành lập công ty cổ phần: "Xin các luật sư Topiclaw hướng dẫn em các thủ tục và hồ sơ cần thiết để thành lập công ty cổ phần ạ !"


Bạn Linh hỏi về việc thành lập công ty hợp danh:"Bà A là giảng viên dạy Luật đã về hưu, ông B hiện là Luật sư, ông C là Luật gia, ba người thoả thuận thành lập công ty hợp danh kinh doanh dịch vụ pháp lý và đặt tên công ty là công ty Vì Công Lý. Sở kế hoạch đầu tư TP.HCM không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty..."

Chúng tôi vẫn tiếp tục nhận các thắc mắc của các bạn tại chuyên mục hỏi đáp luật doanh nghiệp !

Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam tại Thị trường Quốc tế

Trong thời kỳ hội nhập, nhãn hiệu hàng hoá (NHHH) được coi là tài sản quí giá của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua cũng đã nhận thức được rằng, NHHH là công cụ cạnh tranh cực kỳ quan trọng. Gần đây, hàng loạt các vụ tranh chấp về NHHH giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp Việt Nam và giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài là những hồi chuông cảnh báo nguy hiểm cận kề nếu doanh nghiệp Việt Nam không chú trọng đến việc xây dựng và bảo hộ NHHH của mình trên thị trường trong và ngoài nước.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả muốn đề cập đến 3 vấn đề: thứ nhất, hiểu thế nào cho đúng về NHHH; Thứ hai, hoạt động bảo hộ NHHH của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước; Thứ ba, thủ tục đăng ký bảo hộ NHHH theo thoả ước Madrid.

1. Nhãn hiệu hàng hoá là gì?

Điều 785 Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định: “NHHH là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. NHHH có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc”.

Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới WIPO thì “NHHH là bất kỳ dấu hiệu nào giúp chỉ rõ hàng hoá của một doanh nghiệp và phân biệt hàng hoá của doanh nghiệp với hàng hoá của doanh nghiệp khác”.
Như vậy, NHHH nói chung là dấu hiệu nhằm phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác. 

Các đối tượng bảo hộ sở hữu trí tuệ còn đề cập đến các khái niệm khác bao gồm:
Tên gọi xuất xứ của hàng hoá, Điều 786 Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định: “Tên gọi xuất xứ của hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó ”.
Điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP Việt Nam quy định: 

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia; b) Thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: a) Là tập hợp chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được; b) có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cũng lĩnh vực kinh doanh.

Tuy nhiên, trong các chương trình phát động của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, và các Bộ ngành của Việt Nam thời gian qua đều đề cập đến một khái niệm khác: Thương Hiệu. Trong tất cả các văn bản pháp qui của Việt Nam và thế giới đều không đề cập đến cụm từ Thương hiệu mà chỉ đề cập đến nhãn hiệu thương mại, tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại… Vậy thương hiệu là gì?

Câu hỏi này đã làm cho không ít người băn khoăn, cho rằng đây là một khái niệm mới mà không được định nghĩa ở đâu cả.
Theo lời giải thích của Bộ Thương mại thì Thương hiệu không phải là một khái niệm mới là một thuật ngữ phổ biến trong marketing được người ta sử dụng khi đề cập đến: a) nhãn hiệu hàng hoá, b) tên thương mại của tổ chức cá nhân hay c) chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ của hàng hoá. Nếu đc các sách marketing thì chỉ đề cập đến cụm từ Trademark: nhãn hiệu thương mại, Brand: nhãn hiệu mà không có cụm từ tương ứng mang nghĩa thương hiệu như Việt Nam.

Căn cứ vào phần trả lời phỏng vấn của Phó Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp – Trần Việt Hùng thì thương hiệu là cụm từ dùng để chỉ: a) nhãn hiệu hàng hoá; b) tên gọi xuất xứ của hàng hoá; c) chỉ dẫn địa lý.
Trong bài phát biểu của một bà giám đốc trong chương trình phóng sự của giải thưởng Sao vàng đất Việt lại cho rằng: thương hiệu là sự kết hợp của vùng nguyên liệu, công nghệ, uy tín sản phẩm …

Ở đây tác giả còn chưa kể đến Thương hiệu được dùng mang ý nghĩa là nhãn hiệu chứng nhận như chương trình xây dựng và phát triển Thương hiệu Việt Nam- Trade Value Inside – do Bộ Thương mại chủ trì.
Trong bài Thương hiệu và Nhãn hiệu của tác giả Doãn Thế Đính đăng trên tạp chí Thương mại số 31/2003 lại đưa ra một định nghĩa mới: “Thương hiệu là quá trình xây dựng hình ảnh biểu trưng của sản phẩm và của tổ chức doanh nghiệp… Sau khi đăng ký bảo vệ thương hiệu và được chấp nhận thì thương hiệu trở thành nhãn hiệu”. Vậy NHHH, tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý có cần phải xây dựng hay không, hay đương nhiên mà có? 

Trong các công ước quốc tế và văn bản bảo hộ sở hữu trí tuệ của Việt Nam chỉ đề cập đến các đối tượng NHHH, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ. Các khái niệm này chỉ các đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp khác nhau cả về vai trò lẫn chức năng và cách thức. Trong công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp thì tên thương mại của doanh nghiệp được bảo hộ ở tất cả các quốc gia mà không cần phải đăng ký bảo hộ. Tên thương mại cũng có thể được đăng ký bảo hộ khi được sử dụng như một nhãn hiệu hàng hoá. Khi đó, tên thương mại không chỉ giúp phân biệt doanh nghiệp mà còn giúp phân biệt sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp.

Với tất cả các lý do trên, việc dùng một cụm từ Thương hiệu trong các chương trình phát triển và tuyên truyền ở Việt Nam hiện nay gây nên cách hiểu không thống nhất giữa các đơn vị ban ngành và doanh nghiệp. Tác giả cho rằng, nếu muốn sử dụng một cụm từ chung cần phải có định nghĩa cụ thể và thống nhất cho nó bằng các văn bản mang tính chất pháp qui. Hoặc, nên sử dụng các cụm từ chuẩn thống nhất với thế giới để thuận tiện cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động phát triển và bảo hộ quyền sở hữu đối với các đối tượng này trên thị trường quốc tế. 

Theo ý kiến cá nhân của tác giả: thương hiệu có thể được hiểu và chỉ bao gồm là NHHH, tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đã được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Trường hợp các NHHH chưa đăng ký bảo hộ phải là các NHHH nổi tiếng theo các tiêu thức đánh giá chung của quốc tế. Vic đăng ký bảo hộ đảm bảo tính chất thương mại của thương hiệu, có nghĩa là có khả năng chuyển nhượng và mua bán được. Nếu không sẽ xảy ra tình trạng xung đột giống cửa hàng bánh ngọt Kinh Đô ở phố Cửa Nam – Hà Nội với công ty cổ phần bánh ngọt Kinh Đô của thành phố Hồ Chí Minh. Cửa hàng bánh ngọt Kinh Đô ra đời vào năm 1980, từ đó cho đến nay họ vẫn sử dụng cụm từ Kinh Đô cho cửa hàng của mình. Công ty Cổ phần bánh ngọt Kinh Đô ra đời vào những năm cuối thập kỷ 90 nhưng họ lại đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho cụm từ Kinh Đô. Giữa năm 2003, Công ty Cổ phần Kinh Đô đã viết đơn kiện ngược dòng cửa hàng bánh ngọt Kinh Đô vi phạm luật khi sử dụng cụm từ Kinh Đô tạo nên sự nhầm lẫn. Kết quả cuối cùng, tên biển hiệu của cửa hàng Kinh Đô, mặc dù ra đời trước, đã phải thay đổi: Cửa hàng bánh ngọt đối diện rạp Kinh Đô. 

Một nguyên nhân khác nữa là, trong cuộc bình chọn giải thưởng Sao Vàng Đất Việt tháng 8 vừa qua do Câu lạc bộ Doanh nghiệp trẻ tổ chức nhằm tôn vinh các thương hiệu và sản phẩm, trên 95% nhãn hiệu đoạt giải thưởng đều đã được đăng ký bảo hộ, các nhãn hiệu còn lại được xếp vào nhãn hiệu nổi tiếng. 

2. Hoạt động bảo hộ NHHH của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước
Việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hoá đã được các doanh nghiệp chú trọng và cũng đã nhận được sự quan tâm rõ rệt của xã hội. Nhiều hoạt động tuyên truyền, cổ vũ cho các cố gắng kiến tạo, bồi đắp, phát triển và bảo vệ các đối tượng sở hữu trí tuệ gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh đã được triển khai. Bộ Thương mại còn có cả một chương trình xây dựng thương hiệu xuất khẩu Việt Nam. Nhận thức và hành động thực tiễn của các chủ thể nắm giữ các đối tượng sở hữu trí tuệ đã mang lại một số kết quả đáng phấn khởi. Điều này được thể hiện thông qua bảng số liệu 1.

Nếu chỉ tính số nhãn hiệu hàng hoá mới được các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, từ năm 2001 đến 2002, đã tăng hơn 2 lần (năm 2001: 3095 nhãn hiệu, năm 2002: 6.564 nhãn hiệu), đưa tỷ lệ số nhãn hiệu hàng hoá nội địa đăng ký bảo hộ trực tiếp từ 45% (3.095 trong tổng số 6.345) trong năm 2001 lên 74% (6.564 trong tổng số 8.818) vào năm 2002. Số nhãn hiệu của Việt Nam được đăng ký bảo hộ tại nước ngoài theo Thoả ước Madrid cũng tăng: 7 nhãn hiệu trong năm 2001, 31 nhãn hiệu năm 2002 và 54 nhãn hiệu tính đến tháng 7/2003 [1]. Tổng số các nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam được bảo hộ ở trong nước hiện nay là gần 20 ngàn trong tổng số gần 100 ngàn nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ. Bên cạnh đó, 2 tên gọi xuất xứ hàng hoá đầu tiên của Việt Nam là Nước mắm Phú Quốc và Chè Mộc Châu đã được công nhận và bảo hộ.

Bảng 1: Tình hình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trực tiếp tại VN
Năm Đơn đăng ký của người VN Tỷ lệ (%) Đơn đăng ký của người nước ngoài Tỷ lệ (%) Tổng cộng
1990 890 60,1 592 39,9 1.482
1991 1.747 74,0 613 26,0 2.360
1992 1.595 34,5 3.022 65,5 4.617
1993 2.270 37,0 3.866 63,0 6.136
1994 1.419 34,4 2.712 65,6 4.131
1995 2.217 39,4 3.416 60,6 5.633
1996 2.323 42,7 3.118 57,3 5.441
1997 1.654 34,3 3.165 65,7 4.819
1998 1.614 44,3 2.028 55,7 3.642
1999 2.380 57,1 1.786 42,9 4.166
2000 3.483 59,2 2.399 40,8 5.882
2001 3.095 48,8 3.250 51,2 6.345
2002 6.541 74,2 2.277 25,8 8.818
Tổng 31.228 49,2 32.244 50,8 63.472
Nguồn : Cục Sở hữu Công nghiệp – Bộ Khoa học công nghệ, 2003

Xét về khía cạnh nào đó, hoạt động phát triển nhãn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đã có bước tăng trưởng cao. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành chủ sở hữu hàng chục nhãn hiệu hàng hoá khác nhau như: TCT Thuốc lá Việt Nam có 143 nhãn hiệu, Công ty Thực phẩm quận 5 TP HCM có 58 nhãn hiệu, Công ty sữa Việt Nam VINAMILK có 23 nhãn hiệu…

Tuy nhiên, kết quả đó không thể làm chúng ta yên tâm. Theo Cục sở hữu trí tuệ, cho đến tháng 7 năm 2003, số lượng nhãn hiệu hàng hoá mà các doanh nghiệp ASEAN đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam lớn gấp 3 lần so với con số vài trăm nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam đăng ký bảo hộ tại nước ngoài. Các doanh nghiệp Singapore đăng ký tại Việt Nam 997 nhãn hiệu; Thái Lan đăng ký 699 nhãn hiệu, các doanh nghiệp Malaysia đăng ký 338 nhãn hiệu; Indonesia đăng ký 319 nhãn hiệu, doanh nghiệp Philippines đăng ký 179 nhãn hiệu. Nhãn hiệu các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tại thị trường trong nước khoảng 21.000 [1]. Theo ông Trần Việt Hùng- Cục phó Cục Sở hữu công nghiệp thì thống kê này cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn trong việc lựa chọn nhãn hiệu mới. Đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ bị các doanh nghiệp nước ngoài lấn sân nhãn hiệu ngay trên thị trường nội địa. Bởi vì, theo quy định quốc tế, khu vực về bảo hộ sở hữu trí tuệ thì doanh nghiệp nào nộp đơn trước có quyền ưu tiên và sẽ thắng.

Hàng nông sản, mặt hàng chủ lực của Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu, nhưng chủ yếu vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, và đến 90% lượng nông sản xuất khẩu phải qua trung gian dưới NHHH của nước ngoài. Theo kết quả điều tra tại các tỉnh, thành phố phía Bắc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chỉ có 37/173 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mặt hàng nông sản, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y đã đăng ký NHHH, chiếm 21%, trong đó chỉ có 2% doanh nghiệp có đăng ký NHHH với nước ngoài.

3. Thủ tục đăng ký bảo hộ NHHH theo thoả ước Madrid.
Thoả ước Madrid về đăng ký NHHH có hiệu lực từ năm 1891. Việt Nam là thành viên của thoả ước này từ năm 1949, tính đến 2002 có 52 quốc gia tham gia Thoả ước. 

Việc đăng ký quốc tế NHHH theo Thoả ước Madrid có một số lợi thế đối với chủ NHHH. Sau khi đăng ký NHHH, hoặc nộp đơn đăng ký với Cơ quan xuất xứ, chủ nhãn hiệu chỉ phải nộp một đơn, bằng một ngôn ngữ, cho một cơ quan và chỉ phải nộp các khoản lệ phí cho một Cơ quan thay vì phải nộp cho từng Cơ quan của các bên tham gia khác nhau bằng các ngôn ngữ khác nhau. Khi gia hạn hoặc đăng ký sửa đổi, chủ sở hữu cũng được hưởng những lợi ích tương tự.

Cho đến nay, số nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký ở nước ngoài theo Thoả ước Madrid là 54 nhãn hiệu [1].
Điều kiện nộp đơn theo Thoả ước Madrid:
+ Đơn đăng ký chỉ có thể nộp bởi một thể nhân hoặc một pháp nhân có trụ sở kinh doanh hoặc cư trú hoặc là công dân của một nước tham gia Thoả ước;
+ Một NHHH có thể là đối tượng của một đăng ký quốc tế chỉ khi NHHH đó đã được đăng ký (được cấp giấy chứng nhận đăng ký NHHH) tại một Cơ quan xuất xứ;
+ Một đơn quốc tế phải chỉ định một hoặc nhiều bên tham gia (trừ bên tham gia là Cơ quan xuất xứ) nơi NHHH cần được bảo hộ. Các bên tham gia khác có thể chỉ định sau. Một bên tham gia chỉ có thể được chỉ định khi các bên đều là thành viên của Thoả ước Madrid;

+ Đơn quốc tế phải được nộp cho văn phòng quốc tế thông qua Cơ quan xuất xứ. Đơn phải có, trong số những nội dung khác, một mẫu nhãn hiệu (phải trùng với nhãn hiệu đã đăng ký tại cơ sở) và danh mục những hàng hoá và dịch vụ cần được bảo hộ được phân loại theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ (Bảng phân loại Nice). Đơn được làm bằng tiếng Pháp.

+ Đơn quốc tế phải chịu các khoản phí sau:
· Phí cơ bản (653 Fr. Thuỵ Sĩ cho nhãn hiệu đen trắng; 903 Fr. Thuỵ Sĩ cho đơn yêu cầu bảo hộ màu)
· Phí bổ sung đối với mỗi bên tham gia được chỉ định (73 Fr. Thuỵ Sĩ cho mỗi nước);
· Phụ phí đối với mỗi nhóm hàng hoá và dịch vụ vượt quá 3 nhóm.
Đăng ký quốc tế có hiệu lực 10 năm, có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm với điều kiện phải nộp phí gia hạn.