Trang

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Đăng ký nhãn hiệu cho các doanh nghiệp

Dạo gần đây ban tư vấn nhận được rất nhiều các hợp đồng liên quan tới sở hữu trí tuệ, trong đó phải nói đến đăng ký nhãn hiệu của Topiclaw.

Ở nước ngoài, khái niệm phong cách kinh doanh tương ứng với thuật ngữ “corporate identity” của giới quản trị và thuật ngữ “trade identity” của giới pháp lý. Pháp luật về việc bảo hộ phong cách kinh doanh (trade identity gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh) tập trung điều chỉnh việc sử dụng các chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá và dịch vụ, điều kiện cung cấp hàng hoá và dịch vụ tương ứng với mảng luật về chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp trong pháp luật cạnh tranh của Việt Nam.


Để đăng ký thương hiệu thành công phải kể đến vai trò to lớn của quản trị doanh nghiệp. Một cách vắn tắt, có thể định nghĩa hoạt động quản trị thương hiệu trong cách tiếp cận trên đây bao gồm ba mặt hoạt động chính: (i) quản trị các quan hệ giao tiếp với hàng loạt các đối tác khác nhau (trong đó có quan hệ với khách hàng thông qua các nhãn hiệu) để góp phần xác lập các tài sản vô hình cho doanh nghiệp; (ii) vận dụng tối ưu các tài sản vô hình đó trong chiến lược kinh doanh để củng cố hệ thống biểu tượng (symbolism) của doanh nghiệp (bao gồm thương hiệu, lô-gô, tập nhãn hiệu và phong cách kinh doanh); (iii) quản trị nhất quán hoạt động truyền thông đối với hệ biểu tượng của doanh nghiệp để khắc hoạ hình ảnh và định vị doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh. Đăng ký thương hiệu còn giúp doanh nghiệp đó khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong lòng khách hàng.
Anh +Lại Cao Sơn sẽ là người trực tiếp tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan tới đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp !

+Nguyễn Quang Hiển ghi chép !

Trên blog là ý kiến riêng tư của các luật sư Topiclaw, có thể ban tư vấn có ý kiến khác.
Liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn trực tiếp