Cơn "sốt" tăng vốn điều lệ
Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) chiếm thị phần lớn nhất về huy động vốn, cho vay và lợi nhuận tại Việt Nam là Á châu (ACB), cách đây vài ngày vừa chính thức tăng vốn điều lệ từ 481 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng.
Như vậy chỉ trong 3 tháng đầu năm 2005, số vốn điều lệ của ngân hàng này đã tăng hơn 24% và dự kiến đến cuối năm nay, ACB sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 800 tỷ đồng.
Không chỉ mình ACB chú trọng đến việc nâng vốn điều lệ, các nhà băng cổ phần tại Việt Nam đang tập trung mạnh vào việc... công bố tăng vốn cổ phần, với mục đích cạnh tranh và giành thị phần.
Trao đổi với TS, ông Lê Đắc Sơn - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VP bank) cho biết, chiều 21/3 ngân hàng này vừa hoàn tất sổ sách việc tăng vốn điều lệ từ 198,5 tỷ lên 241 tỷ và dự kiến đến hết năm 2005 sẽ đạt đến con số 321 tỷ đồng.
Tuy mới điều chỉnh vốn điều lệ lên 1.250 tỷ đồng nhưng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín từ cuối năm 2004 đã tuyên bố sẽ tăng mức vốn điều lệ này. Tiếp đó, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) vừa tổ chức Đại hội Cổ đông lần thứ 9 tại Hà Nội cũng đưa ra kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2005 từ 250 tỷ lên 400 tỷ đồng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng và tăng vị thế trên thị trường. Ngân hàng Quốc tế cho biết, họ sẽ đầu tư mạnh vào nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, đào tạo và tái đào tạo nhân viên, mở rộng các chi nhánh trên toàn quốc. Đợt tăng vốn này nối tiếp đợt tăng vốn cuối năm 2004, từ 175 tỷ đồng lên 250 tỷ đồng.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết: Tổng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nhà nước hiện là 16.960 tỷ đồng, tăng trên 5% so với năm trước.
Các ngân hàng thương mại cổ phần có tổng vốn điều lệ là 5.052 tỷ đồng, tăng 31,6%, còn các ngân hàng thương mại đô thị có vốn điều lệ trên 4.800 tỷ đồng, tăng 30%.
Các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn có mức tăng trưởng cao nhất về vốn điều lệ, đạt trên 83%.
(Nguồn: TTXVN)
Ngân hàng TMCP kỹ thương (Techcombank) trong năm 2004 đã liên tiếp 3 lần tăng vốn: ngày 30/6/2004, tăng vốn điều lệ lên 234 tỷ, ngày 02/8/2004 tăng vốn lên 252,255 tỷ và ngày 26/11/2004 tăng vốn lên 412 tỷ đồng.
Cùng với mục tiêu mở rộng mạng lưới phục vụ khách hàng, vào ngày 10/03/2005 Ngân hàng Đông Á đã chính thức khai trương chi nhánh thứ 7 tại Hà Nội - Chi nhánh Thanh Xuân. Một trong những cơ sở để ngân hàng này mở rộng mạng lưới là trước đó, họ tuyên bố tăng vốn điều lệ từ 350 lên 500 tỷ đồng.
Cơn "sốt" tăng vốn điều lệ được khởi động vào cuối năm 2004 và đến nửa đầu năm 2005 này bắt đầu bùng phát với việc hầu hết các nhà băng đều tuyên bố tăng vốn điều lệ. Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tăng từ 500 tỷ lên 700 tỷ đồng; Sài Gòn công thương ngân hàng đẩy vốn từ 300 tỷ lên 500 tỷ; Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) cũng vừa tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng...
Một động thái "cực tốt"
Một chuyên gia tài chính đã nhận định, ngân hàng mà ít vốn giống như người mở cửa hàng mà không có hàng bày ra bán. Vốn điều lệ là cơ sở để ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ mới. Vốn cũng là điều kiện để hút khách hàng, đứng vững trước rủi ro. Việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp các ngân hàng tăng trưởng nhanh hơn về quy mô kinh doanh và khả năng sinh lời.
Theo ông Lê Đắc Sơn, việc tăng vốn điều lệ là một động thái "cực tốt". Dấu hiệu này cho thấy hệ số an toàn tài chính của các ngân hàng đang được cải thiện đáng kể, tiềm lực tài chính lành mạnh hơn và nó thể hiện rằng các DN trong nước cũng tin tưởng hơn vào ngân hàng bằng việc đầu tư nhiều hơn vào hệ thống này (mua cổ phiếu, gửi và vay tiền).
Hai năm gần đây, khối ngân hàng cổ phần bắt đầu trỗi dậy và bằng chứng của nó là việc đến bây giờ hầu hết các ngân hàng có thể tự tin tăng vốn điều lệ. Việc tăng vốn là nhu cầu bắt buộc nhưng nó cũng chứng tỏ rằng các nhà băng cổ phần đang giành được những điều kiện thuận lợi để thực hiện nhu cầu ấy.
Theo ông Sơn, vốn điều lệ tăng khi ngân hàng phải có tổng tài sản rủi ro tăng, mà việc tổng tài sản rủi ro tăng là nhờ nhiều lý do hậu thuẫn. Thứ nhất, Luật doanh nghiệp ra đời, các DN tư nhân ngày càng nhiều, đây là lượng khách hàng dồi dào của các ngân hàng cổ phần, vì những quy định ngặt nghèo khiến các DN ngoài quốc doanh từ trước tới nay vẫn gần như không có điều kiện tiếp xúc với nguồn vốn của các NH quốc doanh.
Thứ hai, đó là việc cổ phần hoá 1 năm trở lại đây tăng tốc khiến các công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH ra đời và lớn lên từ lượng vốn chủ yếu của các NH cổ phần. Điều này khiến tổng tài sản rủi ro của ngân hàng trong 2 năm gần đây tăng bình quân đến 30%/năm. Vì vậy các ngân hàng buộc phải tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo hệ số an toàn.
Lý do thứ 3 là các nhà đầu tư trong nước ngày càng tin tưởng hơn và thích đầu tư vào ngân hàng cổ phần, bằng chứng là cổ phiếu ngân hàng vẫn là mặt hàng hấp dẫn nhất trên thị trường chứng khoán phi chính thức (chưa niêm yết).
Hiện Việt Nam có 36 ngân hàng TMCP, trong đó 22 ngân hàng là TMCP đô thị. Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng, các ngân hàng TMCP nông thôn, hiện vẫn bị yếu thế, sẽ tiến tới trở thành ngân hàng TMCP đô thị trong tương lai không xa.
Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) chiếm thị phần lớn nhất về huy động vốn, cho vay và lợi nhuận tại Việt Nam là Á châu (ACB), cách đây vài ngày vừa chính thức tăng vốn điều lệ từ 481 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng.
Như vậy chỉ trong 3 tháng đầu năm 2005, số vốn điều lệ của ngân hàng này đã tăng hơn 24% và dự kiến đến cuối năm nay, ACB sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 800 tỷ đồng.
Không chỉ mình ACB chú trọng đến việc nâng vốn điều lệ, các nhà băng cổ phần tại Việt Nam đang tập trung mạnh vào việc... công bố tăng vốn cổ phần, với mục đích cạnh tranh và giành thị phần.
Trao đổi với TS, ông Lê Đắc Sơn - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VP bank) cho biết, chiều 21/3 ngân hàng này vừa hoàn tất sổ sách việc tăng vốn điều lệ từ 198,5 tỷ lên 241 tỷ và dự kiến đến hết năm 2005 sẽ đạt đến con số 321 tỷ đồng.
Tuy mới điều chỉnh vốn điều lệ lên 1.250 tỷ đồng nhưng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín từ cuối năm 2004 đã tuyên bố sẽ tăng mức vốn điều lệ này. Tiếp đó, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) vừa tổ chức Đại hội Cổ đông lần thứ 9 tại Hà Nội cũng đưa ra kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2005 từ 250 tỷ lên 400 tỷ đồng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng và tăng vị thế trên thị trường. Ngân hàng Quốc tế cho biết, họ sẽ đầu tư mạnh vào nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, đào tạo và tái đào tạo nhân viên, mở rộng các chi nhánh trên toàn quốc. Đợt tăng vốn này nối tiếp đợt tăng vốn cuối năm 2004, từ 175 tỷ đồng lên 250 tỷ đồng.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết: Tổng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nhà nước hiện là 16.960 tỷ đồng, tăng trên 5% so với năm trước.
Các ngân hàng thương mại cổ phần có tổng vốn điều lệ là 5.052 tỷ đồng, tăng 31,6%, còn các ngân hàng thương mại đô thị có vốn điều lệ trên 4.800 tỷ đồng, tăng 30%.
Các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn có mức tăng trưởng cao nhất về vốn điều lệ, đạt trên 83%.
(Nguồn: TTXVN)
Ngân hàng TMCP kỹ thương (Techcombank) trong năm 2004 đã liên tiếp 3 lần tăng vốn: ngày 30/6/2004, tăng vốn điều lệ lên 234 tỷ, ngày 02/8/2004 tăng vốn lên 252,255 tỷ và ngày 26/11/2004 tăng vốn lên 412 tỷ đồng.
Cùng với mục tiêu mở rộng mạng lưới phục vụ khách hàng, vào ngày 10/03/2005 Ngân hàng Đông Á đã chính thức khai trương chi nhánh thứ 7 tại Hà Nội - Chi nhánh Thanh Xuân. Một trong những cơ sở để ngân hàng này mở rộng mạng lưới là trước đó, họ tuyên bố tăng vốn điều lệ từ 350 lên 500 tỷ đồng.
Cơn "sốt" tăng vốn điều lệ được khởi động vào cuối năm 2004 và đến nửa đầu năm 2005 này bắt đầu bùng phát với việc hầu hết các nhà băng đều tuyên bố tăng vốn điều lệ. Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tăng từ 500 tỷ lên 700 tỷ đồng; Sài Gòn công thương ngân hàng đẩy vốn từ 300 tỷ lên 500 tỷ; Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) cũng vừa tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng...
Một động thái "cực tốt"
Một chuyên gia tài chính đã nhận định, ngân hàng mà ít vốn giống như người mở cửa hàng mà không có hàng bày ra bán. Vốn điều lệ là cơ sở để ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ mới. Vốn cũng là điều kiện để hút khách hàng, đứng vững trước rủi ro. Việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp các ngân hàng tăng trưởng nhanh hơn về quy mô kinh doanh và khả năng sinh lời.
Theo ông Lê Đắc Sơn, việc tăng vốn điều lệ là một động thái "cực tốt". Dấu hiệu này cho thấy hệ số an toàn tài chính của các ngân hàng đang được cải thiện đáng kể, tiềm lực tài chính lành mạnh hơn và nó thể hiện rằng các DN trong nước cũng tin tưởng hơn vào ngân hàng bằng việc đầu tư nhiều hơn vào hệ thống này (mua cổ phiếu, gửi và vay tiền).
Hai năm gần đây, khối ngân hàng cổ phần bắt đầu trỗi dậy và bằng chứng của nó là việc đến bây giờ hầu hết các ngân hàng có thể tự tin tăng vốn điều lệ. Việc tăng vốn là nhu cầu bắt buộc nhưng nó cũng chứng tỏ rằng các nhà băng cổ phần đang giành được những điều kiện thuận lợi để thực hiện nhu cầu ấy.
Theo ông Sơn, vốn điều lệ tăng khi ngân hàng phải có tổng tài sản rủi ro tăng, mà việc tổng tài sản rủi ro tăng là nhờ nhiều lý do hậu thuẫn. Thứ nhất, Luật doanh nghiệp ra đời, các DN tư nhân ngày càng nhiều, đây là lượng khách hàng dồi dào của các ngân hàng cổ phần, vì những quy định ngặt nghèo khiến các DN ngoài quốc doanh từ trước tới nay vẫn gần như không có điều kiện tiếp xúc với nguồn vốn của các NH quốc doanh.
Thứ hai, đó là việc cổ phần hoá 1 năm trở lại đây tăng tốc khiến các công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH ra đời và lớn lên từ lượng vốn chủ yếu của các NH cổ phần. Điều này khiến tổng tài sản rủi ro của ngân hàng trong 2 năm gần đây tăng bình quân đến 30%/năm. Vì vậy các ngân hàng buộc phải tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo hệ số an toàn.
Lý do thứ 3 là các nhà đầu tư trong nước ngày càng tin tưởng hơn và thích đầu tư vào ngân hàng cổ phần, bằng chứng là cổ phiếu ngân hàng vẫn là mặt hàng hấp dẫn nhất trên thị trường chứng khoán phi chính thức (chưa niêm yết).
Hiện Việt Nam có 36 ngân hàng TMCP, trong đó 22 ngân hàng là TMCP đô thị. Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng, các ngân hàng TMCP nông thôn, hiện vẫn bị yếu thế, sẽ tiến tới trở thành ngân hàng TMCP đô thị trong tương lai không xa.