Vấn đề 1: Chuyển đổi loại hình đối với công ty Luật hợp danh.
Tại Khoản 3 Điều 45 Luât LS sửa đổi 2012:
“3. Văn phòng luật sư có thể chuyển đổi thành công ty luật trên cơ sở kế
thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của văn phòng luật sư theo quy định của
pháp luật.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi thành
công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và ngược lại; công ty luật trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi thành công ty luật hợp danh và ngược lại. Công ty luật được chuyển đổi kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của công ty luật bị chuyển đổi
4. Chính phủ quy định thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư.”
Hiện tại, Luật DN và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa đề cập đến việc
chuyển đổi hình thức hoạt động của loại hình công ty hợp danh. Việc cho
phép chuyển đổi loại hình DN này có thể sẽ gây nên điểm mẫu thuẫn với
pháp luật về doanh nghiệp, không phù hợp với đặc điểm đặc thù của các
công ty hợp danh. Không biết trong tương lai Chính phủ sẽ hướng dẫn việc
chuyển đổi loại hình doanh nghiêp này như thế nào cho phù hợp?Vấn đề 2: Tăng thời gian đào tạo luật sư lên 12 tháng (K2Đ12)
Quy định mới này hoàn toàn phù hợp bởi:
Thứ nhất là mặt bằng chung kiến thức và kỹ năng của lớp Luật sư trẻ hiện nay là còn thấp, cần được nâng cao để đáp ứng nhu cầu XH cũng như khẳng định vai trò của nghề Luật;
Thứ hai là chúng ta đang trong quá trình cải cách tư pháp, để tăng cường tính chất tranh tụng tại Tòa thì trình độ của các LS, Thẩm phán và KSV cần đảm bảo không quá chênh lệch. Hiện nay thời gian đào tạo TP, KSV đã là 12 tháng, cho nên thời gian đào tạo LS tương đương như vậy là phù hợp (có thể tương lai sẽ có việc liên thông giữa 3 chức danh: LS, TP và KSV)
Vấn đề 3: Luật sư có nghĩa vụ phải tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.(K2Đ21)
Đặc điểm nổi bật nhất của hệ thống PLVN là các văn bản QPPL thường xuyên bị sửa đổi, bổ sung thay thế, hủy bỏ (tính cả các nội dung chi tiết trong các VB đó), chưa kể là các quy định mới thường xuyên được ban hành. Do đó, cần có các lớp bồi dưỡng đế phổ biến chung cho giới LS các quy định mới đó cũng như cách thức áp dụng. Điểm mới này giúp các LS có cơ hội nắm chắc các quy định mới của pháp luật, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Tuy nhiên Luật chưa quy định cụ thể cơ quan có trách nhiệm mở lớp bồi dưỡng, thời gian bắt buộc các LS tham gia, nội dung đào tạo, các đối tượng đượng miễn đào tạo…
Vấn đề 4: Viên chức không được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. (K4Đ17)
Đây là quy định không mới, đã được quy định tại Điều 17 LLS 2006. Tuy nhiên, qua đợt lấy ý kiến dự thảo LLS sửa đổi, đã có rất nhiều ý kiến cho rằng trình độ giảng viên có thể làm được luật sư. Trong đó có một số ý kiến rất hay của một số đại biểu như : Nguyễn Thiện Nhân (Trình độ của giảng viên có thể quyết định việc được làm Luật sư), Bùi Mạnh Hùng (Không cho phép lực lượng giảng viên hành nghề luật sư là sự lãng phí về chất xám)… Pháp luật thì cần phải thật linh động để có thể giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong xã hội, nếu mềm dẻo hơn một chút nữa là cho phép một số cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp chứng chỉ cho một số trường hợp khi có đủ một số điều kiện. Có như thế thì mới có thể gắn lý luận với thực tiễn, đóng góp cho đội ngũ luật sư một số người thực sự có trình độ chuyên môn cao được.