Ô nhiễm môi trường: sự phát triển của các ngành công nghiệp dẩn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao.
Sự phát triển của khoa học công nghệ: việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư thuốc thú y trong thịt.
Sự bùng nổ dân số cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của nhân dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm chế biến ngày càng nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng … là nguy cơ dẩn đến hàng loạt vụ ngộ độc.Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh dân số còn làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống thiếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mặc dù thực phẩm Có rất nhiều thực phẩm chế biến không đạt chất lượng qua các bài báo phản ánh trên mạng như : Quán ăn bẩn tung hoành đường phố (tinmoi)
Vịt thịt xong bị vứt chỏng chơ ra đường hứng bụi và bột sắt thép bay vào
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra một cơ sở chế biến,
kinh doanh thực phẩm tại quận 5 - TPHCM sáng 17-12
Tại chợ Kim Biên, hoạt động kinh doanh, sang chiết hóa chất, phụ gia thực phẩm diễn ra ì xèo, các loại thùng hóa chất công nghiệp, phụ gia thực phẩm đặt lộn xộn dưới nắng gắt. Ông Nguyễn Gia Hòa, Trưởng Phòng Kinh tế quận 5, cho biết tại chợ Kim Biên hiện có 94 cơ sở kinh doanh hóa chất, trong đó, 74 hộ kinh doanh hương liệu phụ gia thực phẩm, còn lại là hóa chất công nghiệp và hầu hết các sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài. Theo quy định, hóa chất phải được bảo quản như thuốc (từ 18ºC - 20ºC), người kinh doanh phải am hiểu chuyên môn nhất định nhưng thực tế 100% hộ kinh doanh ở đây đều mù tịt, chưa kể kinh doanh không có giấy phép.
Khi phần lớn nguồn gốc xuất xứ thực phẩm vốn được nhập từ Trung Quốc, một đất nước có các sản phẩm không được đảm bảo về chất lượng , các sản phẩm như vậy đều bán với giá rất rẻ thì đó là nơi thu hút nhiều người đi buôn, họ sẵn sàng nhập về với số lượng lớn với cái giá rẻ như vậy. Với chi phí bỏ ra ít, lợi nhuận cao thì ai cũng muốn cả. Chúng ta đều đã thấy rõ việc vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đã diễn ra một cách trầm trọng và vấn nạn đó đang tràn lan trên các đường phố. Có nhiều người buôn bán chỉ quan tâm đến cái lợi của chính mình mà không hề quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng. Chính họ đã làm xấu đi hình ảnh người buôn bán trong mắt người tiêu dùng với những hình ảnh phản cảm như vậy.
Để đảm bảo quyền lợi và sức khỏe cho người tiêu dùng Cục vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải có sự can thiệp mạnh mẽ hơn nữa. Cần phải có sự kiểm tra chặt chẽ hơn trong việc nhập các loại thực phẩm. Người tiêu dùng cần nên thận trọng hơn với các cửa hàng bán thực phẩm ngoài đường không đáng tin cậy. Hãy là những khách hàng thông minh trong việc mua bán, chọn thực phẩm tươi sạch, giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm. Nếu là người buôn bán thực phẩm hãy là người tôn trọng mọi điều lệ về an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ. Trong trường hợp nhìn tận mắt thấy các quán ăn bẩn, người tiêu dùng nên tránh xa và trực tiếp phản ánh với chủ cửa hàng.