Trang

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Các loại hình doanh nghiệp và xu hướng phát triển hiện nay


Ở Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại 7 loại hình doanh nghiệp đó là :D oanh nghiệp nhà nước,Doanh nghiệp tư nhân,Công ty trách nhiệm hữu hạn,Công ty hợp danh ,Công ty cổ phần,Doanh nghiệp liên doanh,Hợp tác xã(doanh nghiệp tập thể).Các loại hình doanh nghiệp đó đều có những ưu nhược điểm riêng.
Bài toán cần giải quyết hiện nay đó là làm sao để các loại hình đó phát huy được hết ưu điểm loại bỏ nhược điểm,đồng thời có sự chuyển đổi giữa các loại hình để phát huy được hết vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường và phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế.
Trước hết ta tìm hiểu vai trò của các loại hình doanh nghiệp
  1.            I.      Những đóng góp quan trọng của các loại hình doanh nghiệp với nền kinh tế
1.Doanh nghiệp nhà nước cần thể hiện vai trò ổn định vĩ mô
Vai trò là lực lượng nòng cốt, có vị trí then chốt, làm công cụ vật chất để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước…
-Các doanh nghiệp nhà nước phải nỗ lực phấn đấu và thể hiện vai trò nòng cốt, trong nền kinh tế. Trong đó, mỗi tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, bảo đảm cân đối cung cầu, và tăng cường xuất khẩu. Các ngân hàng có nhiệm vụ phải cấp đủ vốn cho sản xuất, kinh doanh, vốn cho xuất khẩu và cho các dự án sắp hoàn thành.
-Tăng cường kiểm soát giá cả, thực hiện giá bán theo quy định và tiếp tục giữ ổn định giá bán một số hàng hóa
2.Doanh nghiệp tư nhân nâng cao năng lực sáng tạo ra giá trị cho xã hội
-Sự hưng thịnh của khối doanh nghiệp tư nhân là nền tảng cho tăng trưởng GDP. Có sự tăng trưởng ấn tượng về mặt số lượng, khối doanh nghiệp tư nhân đã thể hiện được sức sống mãnh liệt của tinh thần kinh doanh Việt cũng như những tác động lớn từ cải cách về môi trường kinh doanh
-Doanh nghiệp tư nhân là khu vực tạo ra nhiều việc làm, và với việc tăng nhanh về số lượng, đây cũng là khu vực có tốc độ tạo ra việc làm lớn nhất so với các thành phần kinh tế khác.
3.Công ty cổ phần-vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại
- Công ty cổ phần có khả năng tập trung vốn nhanh chóng với quy mô lớn để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh khổng lồ mà không nhà tư bản riêng biệt nào có thể tự mình làm nổi.
  – Công ty cổ phần góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng của đồng vốn
- Công ty cổ phần tạo ra một cơ chế phân bổ rủi ro đặc thù đã hạn chế được
 - Việc phát hành chứng khoán của công ty cổ phần cùng với việc chuyển nhượng mua bán chứng khoán đến một mức độ nhất định sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời của thị trường chứng khoán – trái tim của thị trường vốn.
            – Công ty cổ phần đảm bảo sự tham gia của đông đảo của công chúng, lại có cơ cấu tổ chức quản lý chắt chẽ, phân định rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền kinh doanh nên đã tạo điều kiện cho người lao động tham gia quản lý công ty một cách thực sự, sử dụng được những giám đốc tài năng, đảm bảo được quyền lợi, lợi ích và trách nhiêm của chủ sở hữu, đẩy nhanh quá trình  phân công lao động xã hội, thực hiện tốt nguyên tắc ” ai giỏi nghề gì làm nghề ấy ” giúp mọi người được làm việc ở vị trí thích hợp để có thể phát huy hết tài năng sáng tạo vốn có của mình
             - Công ty cổ phần là hình thức liên doanh tốt nhất để tranh thủ sự tham gia đầu tư của nước ngoài. Với một nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển thì việc đó thu hút nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý thông qua liên doanh liên kết với nước ngoài là vô cùng cần thiết để phát triển kinh tế trong nước
4.Công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty hợp danh- tác động mạnh mẽ và nâng cao được sức cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp
5.Doanh nghiệp liên doanh
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang đóng góp rất tích cực vào việc nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu, nhưng hiện nay mối liên kết giữa các doanh nghiệp đó với các doanh nghiệp trong nước rất yếu.Đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ quan trọng trong tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế): 6,30% (năm 1995); 13,28% (năm 2000); 13,76% (năm 2001); 13,91% (năm 2002). Trong tổng số vốn đầu tư phát triển (theo giá thực tế), đầu tư nước ngoài chiếm 30% (năm 1995); 18,7% (năm 2000); 18,4% (năm 2001); 18,5% (năm 2002). Năm 2002, nếu tính cả dầu thô, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt khoảng 7,5 tỉ USD, chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
6.Hợp tác xã
Mục tiêu phục vụ nhu cầu của xã viên, hỗ trợ lẫn nhau và quản lý dân chủ theo nguyên tắc đầu phiếu, không tính đến phần đóng góp cụ thể của từng người
Trong hơn 20 năm qua, HTX đã và đang chuyển đổi cùng với sự chuyển đổi chung sang cơ chế thị trường của cả nền kinh tế.
Đa đạng hóa loại hình HTX, tạo thêm dư địa và động lực cho HTX phát triển, cạnh tranh được với các loại hình doanh nghiệp khác
  1.                II.      Xu hướng phát triển của các loại hình doanh nghiệp hiện nay
Xu hướng phát triển của các loại hình doanh nghiệp  phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay,trong đó loại hình doanh nghiệp nhà nước,hợp tác xã đang giảm dần và tiến tới xóa bỏ,doanh nghiệp tư nhân và các  loại hình doanh nghiệp còn lại ngày càng phát triển hơn đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân.
Theo số liệu báo cáo của của Cục Tài chính doanh nghiệp, tính đến 10/5/2010, cả nước đã thực hiện sắp xếp được 5.565 doanh nghiệp (DN) và bộ phận doanh nghiệp, trong đó: cổ phần hóa  được 3.922 doanh nghiệp (chiếm 70,48%), chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 355 (chiếm 6,37%); còn lại là các hình thức sắp xếp khác 1.288 doanh nghiệp (sáp nhập, hợp nhất, giao bán, khoán..). Trong 3.922 doanh nghiệp CPH có 2.282 doanh nghiệp thuộc địa phương (chiếm 58,18%); 1.190 doanh nghiệp khối Bộ, ngành (chiếm 30,34%); 450 doanh nghiệp khối Tập đoàn, Tổng công ty (chiếm 11,48%). Chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2010 (tính đến 10/5/2010), chúng ta đã thực hiện sắp xếp được 32 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá 16 doanh nghiệp; chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 14 công ty; các hình thức sắp xếp khác 2 công ty.
1.Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước
Khoảng 5 175 doanh nghiệp vào cuối năm 2002, bằng các hình thức như cổ phần hóa, chuyển một số doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trực thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, sáp nhập, Đến giữa năm 2002, mới có 828 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp được cổ phần hóa, chiếm khoảng 3% tổng số vốn của doanh nghiệp nhà nước.iải thể, phá sản, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê
Từ năm 2002 đến năm 2005 cũng chỉ có 209 doanh nghiệp, chiếm 2,9% tổng số doanh nghiệp, được chuyển đổi
Đã có một chương trình khá đồng bộ đẩy mạnh cổ phần hóa nhưng thực thi còn chậm. sau 13 năm, mới chỉ có 2600 doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa, chưa đạt được tiến độ và yêu cầu đề ra. Mặc dù hơn 90% số này hoạt động có hiệu quả, song chỉ thu hút được 15,5% vốn cổ đông bên ngoài. Số vốn Nhà nước đã được cổ phần hóa mới chỉ chiếm 9% tổng số vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, tính đến cuối năm 2009 cả nước còn 1.507 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Trong đó, được tổ chức duới hình thức tập đoàn kinh tế là 11 doanh nghiệp; tổng công ty Nhà nước là 84 doanh nghiệp; các tổng công ty thuộc tập đoàn, doanh nghiệp thành viên tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty Nhà nước độc lập là 1.412 doanh nghiệp.
Mặt khác, việc chuyển các tổng công ty, công ty Nhà nước sang mô hình tập đoàn kinh tế, công ty mẹ – công ty con còn mới mẻ và đang trong bước đầu triển khai; việc chuyển đổi các công ty Nhà nước sang hoạt động dưới hình thức công ty TNHH Nhà nước một thành viên chưa thực sự đổi mới cơ chế quản lý, mặt khác còn hạn chế khả năng huy động vốn nên chưa tác động mạnh mẽ và nâng cao được sức cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp sau chuyển đổi.
 (1/7) là hạn chót để các doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên.
Đây được xem như một bước đệm tạo ra một cú bứt phá cho tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, sau nhiều năm bị đình trệ.Chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang công ty TNHH một thành viên dù muốn hay không muốn cũng phải thực hiện vì 1/7 là thời điểm Luật Doanh nghiệp Nhà nước hết hiệu lực.
Mục tiêu của Chính phủ là sẽ cổ phần hóa phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay, nhưng muốn đạt hiệu quả thì nhất thiết phải thực hiện theo các quy trình, trình tự thủ tục chuyển đổi để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nền kinh tế. Việc chuyển đổi này là bước đệm quan trọng để doanh nghiệp có thẩm quyền nhất định khi quyết định những vấn đề quan trọng.
 Vẫn còn khoảng trên 1.000 DNNN chắc chắn sẽ “lỗi hẹn” với Luật Doanh nghiệp. Chậm trễ cho “dị ứng” với cụm từ tư nhân hóa
Lý do của việc lỗi hẹn này theo Luật gia Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH tư vấn VFAM Việt Nam, đưa ra là chính bản thân các DNNN không hề muốn chuyển đổi.
Sự chậm trễ này còn do vấn đề nhận thức tư tưởng, lâu nay, nhiều người vẫn “dị ứng” với cụm từ tư nhân hóa. Trong một vài trường hợp cổ phần hóa, DNNN chuyển sang sở hữu tư nhân đã làm thất thoát tài sản quốc gia, nhưng không có nghĩa tư nhân hóa là xấu, là sai lầm. Đó chỉ là vài trường hợp do quản lý nguồn vốn không tốt. Từ việc “dị ứng”, dẫn đến không thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi DNNN thành cổ phần hóa và tư nhân hóa
Do nhiều vướng mắc liên quan đến đất đai:Vấn đề lớn hiện nay nằm ở các tập đoàn, Cty lớn đang vướng mắc nhiều liên quan đến đất đai, tài sản trên đất… không dễ gì chuyển đổi được. Việc xác định thành viên của DN cũng còn bàn cãi. Lâu nay các DNNN hoạt động chẳng khác nào các UBND dù có ông chủ tịch đó nhưng chỉ là danh nghĩa, còn trách nhiệm vẫn cứ chạy lòng vòng.
Hơn nữa, địa vị pháp lý độc lập, tính “pháp nhân”, tăng quyền của Cty TNHH một thành viên và bình đẳng quyền với các DN khu vực tư nhân yêu cầu đảm bảo tính chủ động, chuyên nghiệp và trách nhiệm của chủ sở hữu. Khi Cty nhà nước chuyển sang Cty TNHH một thành viên cần khắc phục tình trạng nhiều đầu mối
Khó khăn nhất của DN sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động sang Cty cổ phần đó là vấn đề giải quyết lao động dôi dư. Lao động dôi dư một phần do sát nhập một số phòng ban, đơn vị để hiệu quả hơn, một phần do việc đầu tư đổi mới công nghệ. Công nghệ càng hiện đại, số cán bộ công nhân sẽ càng giảm do vậy việc giải quyết  công ăn việc làm cho người lao động là vấn đề không nhỏ đối với DN. Từ nay đến 2013, Cty sẽ đầu tư các dự án xây dựng dây chuyền sản xuất axít sunfuric, phát điện, sản xuất đạm SA và NPK hàm lượng cao… với tổng vốn đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng.
Khi chuyển đổi mô hình, mọi vấn đề về phương án sản xuất kinh doanh, đầu tư… đều được nghị quyết đại hội đồng cổ đông thông qua.
Cải thiện cách thức can thiệp vào các DNNN lớn, quan trọng. Không trực tiếp sử dụng DNNN trở thành công cụ quản lý nhà nước trong điều tiết kinh tế vĩ mô; không giao nhiệm vụ cho TCty và tập đoàn kinh tế nhà nước soạn thảo, xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lãnh thổ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, ngành. Việc định hướng DNNN tham gia thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ điều tiết kinh tế vĩ mô, bình ổn giá cả, bình ổn thị trường và các nhiệm vụ chính trị – xã hội khác được thực hiện thông qua chức năng chủ sở hữu nhà nước bằng cơ chế phân công, giao nhiệm vụ cho người đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DN thực hiện. Không sử dụng quyết định hành chính nhà nước để chi phối và can thiệp vào quan hệ  mua bán sản phẩm giữa các DNNN; việc chi phối và can thiệp (nếu cần thiết) phải bằng các quyền của chủ sở hữu và thông qua người đại diện chủ sở hữu tại DNNN
 Nên khuyến khích CPH thành 100% vốn tư nhân
CPH không thuộc diện Nhà nước cần chi phối có tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước tại các doanh nghiệp trên 51% vốn điều lệ còn cao; cơ chế CPH DNNN hiện nay đã bộc lộ một số điểm cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh cho phù hợp với thực tiễn (vấn đề xác định giá trị quyền sử dụng đất và giá trị lợi thế vị trí địa lý vào giá trị doanh nghiệp; cơ chế bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào doanh nghiệp;…); một số Bộ, địa phương xử lý những vấn đề về tài chính phát sinh trong cổ phần hóa còn lúng túng, chưa triệt để, kéo dài thời gian;…
2. Ranh giới giữa DNNN và DN của tư nhân sẽ ngày càng mờ nhạt.Doanh nghiệp tư nhân ngày càng lớn mạnh.
Số doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, thì từ số lượng khoảng 31.000 doanh nghiệp vào năm 2000, con số này đã nhanh chóng tăng lên 15 lần trong vẻn vẹn 9 năm.
Với hơn 83.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới trong năm 2009, con số doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh khi cộng dồn lại đến tháng 12 năm 2009 được ước tính đạt 460.000 doanh nghiệp.
So sánh với các loại hình doanh nghiệp khác thì khu vực doanh nghiệp tư nhân có số lượng tăng ấn tượng nhất và tạo nên sự tăng trưởng chính về mặt số lượng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân cũng tăng đáng kể. Tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp tư nhân đã tăng 17 lần từ khoảng 38.700 tỷ đồng vào năm 2000 lên tới 657.000 tỷ vào năm 2008. Tính trung bình, vốn chủ sở hữu bình quân một doanh nghiệp dân doanh hiện nay đạt 5,2 tỷ đồng so với 1,2 tỷ đồng vào năm 2000.
Đánh giá một cách toàn diện, việc tăng quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân đã đi kèm với mức tăng rất ấn tượng về doanh thu thuần (tăng gần 16 lần), lợi nhuận (tăng 27 lần), tổng tài sản (tăng 24 lần) trong giai đoạn 2000-2008.
Đặc biệt, tốc độ tăng của tổng tài sản, lợi nhuận đã tăng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, thể hiện bằng việc nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư và các cổ đông trong các doanh nghiệp tư nhân đã được sử dụng có hiệu quả. ề khả năng tạo lợi nhuận, vào năm 2000 tính trung bình một doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể tạo ra được khoảng 54 triệu đồng lợi nhuận, thì con số này đã tăng lên gấp năm lần là 258 triệu vào năm 2008.
Ở góc độ một số chỉ số khác, một doanh nghiệp dân doanh hiện nay cũng có mức tài sản trung bình là 14 tỷ đồng và mức doanh thu thuần trung bình là 17 tỷ đồng, tăng hơn rất nhiều so với những năm đầu thập kỷ.
Số lượng những doanh nghiệp tư nhân lớn còn quá ít ỏi và các doanh nghiệp quy mô vừa cũng vắng bóng. Trong báo cáo top 500 doanh nghiệp lớn nhất mà VietNam Report và Vietnamnet công bố, vào năm 2009 chỉ có 28,9% trong số các doanh nghiệp này là của khu vực tư nhân. Con số này có tăng so với mức 24% của năm 2008 nhưng phần lớn sự tăng trưởng này và cả tỷ trọng lớn trong số các doanh nghiệp tư nhân lớn này là nhờ số đáng kể là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa
Số lượng doanh nghiệp ở nước ta đang gia tăng mạnh mẽ, ước tính đến hết năm 2009 là 460 nghìn doanh nghiệp, tăng 15 lần trong vòng 9 năm. Song đáng tiếc là phần lớn các doanh nghiệp vẫn ở quy mô vừa và nhỏ, số doanh nghiệp tư nhân lớn còn quá khiêm tốn, trong khi các doanh nghiệp quy mô vừa cũng rất thưa thớt.
Theo đó, 80% doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam có quy mô nhỏ, trong đó 80% có quy mô vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng và 87% sử dụng dưới 50 lao động.
3.Doanh nghiệp liên doanh ngày càng phát triển mạnh
Nếu như năm 1995 khu vực doanh nghiệp mới chỉ tạo ra được 103,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,3% tổng GDP (khu vực còn lại gồm khối hành chính, sự nghiệp, hộ SXKD cá thể chiếm 54,7%), thì đến năm 2001 khu vực này đã tạo ra 255,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 53,2% tổng GDP, gấp 2,5 lần năm 1995. Trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 30,6% tổng GDP, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 8,8%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 13,8%. :
4.Hợp tác xã ngày càng giảm
Trong khi số lượng HTX, nhất là HTX dịch vụ nông nghiệp, giảm thì số lượng và qui mô (về vốn, lao động) của trang trại tăng lên rất nhanh trên nhiều vùng cả nước, và trong thời kỳ 1991-1999 số lượng doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập hằng năm gấp gần 10 lần số HTX mới thành lập.(Hiện nay số doanh nghiệp mới thành lập gấp 30-40 lần so với số HTX; qui mô vốn bình quân của doanh nghiệp mới thành lập lớn gấp 3-4 lần so với HTX).
Sau hơn 5 năm thực hiện Luật Hợp tác xã, tổng số hợp tác xã trên cả nước đã giảm không nhiều từ 11 330 xuống còn 10 311 đơn vị; trong đó, chỉ có gần 2 700 đơn vị mới thành lập. Như vậy, mỗi năm trung bình có 540 hợp tác xã mới được thành lập. Tuy vậy, đã có sự thay đổi đáng kể về cơ cấu ngành, nghề trong số hợp tác xã mới thành lập (hợp tác xã nông nghiệp chiếm khoảng 31%, công nghiệp chiếm 23,6%, thủy sản 12,7%, giao thông vận tải 11%, xây dựng 9%, thương mại gần 3%).
Quy mô của hợp tác xã còn rất nhỏ. Bình quân mỗi hợp tác xã có số vốn chỉ khoảng 758 triệu đồng, 787 xã viên; và 197 lao động làm thuê. Như vậy, bình quân mỗi xã viên đóng góp chưa đầy 1 triệu đồng và mỗi chỗ làm việc chỉ có gần 4 triệu đồng
  1.  III.      Trình độ quản lý của các nhà quản trị của các doanh nghiệp hiện nay
1 Thực trạng chất lượng nhân lực quản lý về trình độ chuyên môn
Bảng 1.  Đánh giá chất lượng nhân lực quản lý về trình độ chuyên môn
                                                       Đơn vị tính: điểm số đánh giá bình quân
Các nhà
quản trị
Mean
Mode
Cấp cao2.97952.89
Nhân sự3.17053.08
Sản xuất3.07232.88
Tài chính3.16292.80
Marketing & kinh doanh2.64902.00
Cấp cơ sở3.13033.00
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế được xử lý bằng phần mềm SPSS, 10/2008)
Tất cả các quản trị gia trong doanh nghiêp được đánh giá ở mức thấp về trình độ chuyên môn: trên dưới giá trị trung bình. Các nhà quan trị đạt điểm trên trung bình bao gồm: quản trị gia phụ trách nhân sự, tài chính, đội trưởng, tổ trưởng và quản trị sản xuất.           Quản trị gia phụ trách nhân sự được đánh giá cao nhất cũng chỉ đạt ở mức trên trung bình rất ít 3,1705. Các quản trị gia được đánh giá chưa đạt yêu cầu là quản trị cấp cao (2,9795) và quản trị gia phụ trách kinh doanh, marketing (2,6490). Điểm đánh giá quản trị phụ trách kinh doanh, marketing rất gần với điểm yếu
Tham số Mode còn cảnh báo bức tranh ảm đạm hơn nhiều: Phổ biến trên thực tiển (4/6) là các nhà quản trị trong doanh nghiệp chưa đạt mức trung bình . Thấp nhất vẫn là các quản trị gia phụ trách kinh doanh, marketing (Mode = 2)
2  Thực trạng chất lượng nhân lực quản lý về kỹ năng nhân sự
Bảng 2. Đánh giá chất lượng nhân lực quản lý về trình độ quản lý và lãnh đạo
                                                       Đơn vị tính: điểm số đánh giá bình quân
Các nhà quản trị
Mean
Mode
Cấp cao3.18203.53
Nhân sự3.15403.00
Sản xuất3.05932.79
Tài chính3.22323.00
Marketing & KD 2.92192.71
Cấp cơ sở3.12213.00
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế được xử lý bằng phần mềm SPSS, 10/2008)
Điểm quân bình khi đánh giá trình độ quản lý và lãnh đạo của các quản trị gia trong doanh nghiệp so với trình độ chuyên môn có khá hơn, song cũng ở mức rất thấp: trên dưới 3. Quản trị gia được đánh giá cao nhất là quản trị gia phụ trách tài chính cũng chỉ ở mức 3,2232. Quản trị gia phụ trách kinh doanh và marketing một lần nữa bị đánh giá thấp nhất (2,9219).
Tham số Mode cho thấy, các quản trị gia cấp cao thường gặp nhất có trình độ quản lý trên điểm trung bình, xấp xỉ trung bình khá. Người ta thường gặp các quản trị gia phụ trách kinh doanh, marketing và phụ trách sản xuất có trình độ quản lý và lãnh đạo dưới mức trung bình ( thứ tự lần lượt là 2,71 và 2,79)
3.   Thực trạng chất lượng  nhân lực quản lý về kỹ năng tư duy
Bảng3. Đánh giá chất lượng  nhân lực quản lý về kỹ năng tư duy
                                                       Đơn vị tính: điểm số đánh giá bình quân



Các nhà quản trị
Mean
Mode
Cấp cao3.26793.00
Nhân sự3.13853.00
Sản xuất3.23593.00
Tài chính3.26093.00
Marketing & KD3.11033.00
Cấp cơ sở3.12843.00
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế được xử lý bằng phần mềm SPSS, 10/2008)
Mặc dù trị số đánh giá kỹ năng tư duy với tất cả các nhà quản trị đều trên 3 điểm, song cũng không có sự chênh lệch đáng kể so với trình độ chuyên môn và trình độ quản lý. Các nhà quản trị được đánh giá cao nhất là quản trị cấp cao cũng chỉ ở mức 3,2679. Các nhà quản trị phụ trách kinh doanh và marketing đạt mức điểm cao hơn các kỹ năng chuyên môn và quản lý, song vẫn bị xếp hạng thấp nhất trong bảng này.
Bảng 3 cho thấy phổ biến trên thực tế chúng ta thường gặp các nhà quản trị trong doanh nghiệp có trinh độ sử dụng kỹ năng tư duy ở mức trung bình (3 điểm)
Kết luận:
1. Tất cả các quản trị gia trong doanh nghiêp đáp ứng yêu cầu thức tế của doanh nghiệp ở mức rất thấp (trên dưới trị trung bình một chút) trên tất cả các kiến thức và kỹ năng cơ bản. Trình độ bị coi là yếu kém nhất là kỹ năng chuyên môn, ngoại ngữ và tin học
2. Về mặt chuyên môn, các quản trị gia được đánh giá chưa đạt yêu cầu là quản trị cấp cao (2,9795) và quản trị gia phụ trách kinh doanh, marketing (2,6490).
3. Về kiến thức, kỹ năng quản lý và lãnh đạo, quản trị gia phụ trách kinh doanh và marketing bị đánh giá thấp nhất (2,9219).
4. Về kỹ tư duy, quản trị gia phụ trách kinh doanh và marketing bị đánh giá thấp nhất (3,1103