Trang

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Báo tuổi trẻ ngày 25/12/2012 "nghi mất tiền, nhà trường giao học sinh lớp 2 cho cơ quan công an"

Sáng nay đọc bài báo: "Nghi mất tiền, nhà trường giao học sinh lớp 2 cho công an" em bức xúc quá nên viết bài này chia sẻ với mọi người.
 Trường tiểu học Trung Lập Thượng - nơi xảy ra sự việc  - Ảnh: HOÀNG HƯƠNG
Giáo viên bất cẩn để tiền trong túi xách của mình, không kiểm tra kỹ túi xách mà vội vàng kết luận là tiền bị mất (1 triệu đồng). kết luận em này lấy tiền chỉ thông qua lời nói của 1 em học sinh khác. rồi hăm dọa học sinh này sẽ bị này bị nọ mời luôn cả ban giám hiệu nhà trường xuống làm việc.
Nhà trường đồng ý giao em học sinh lớp 2 cho công an, cơ quan công an đưa học sinh này về cơ quan mà không có người giám hộ, cử 1 nữ trinh sát làm giám hộ điều này sai luật hoàn toàn, căn cứ theo điều 58 BLDS
1. Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
2. Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;
b) Người mất năng lực hành vi dân sự.
3. Người chưa đủ mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Ðiều này và người được quy định tại điểm b khoản 2 Ðiều này phải có người giám hộ.
4. Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Ðiều 61 hoặc khoản 3 Ðiều 62 của Bộ luật này.
Bên cạnh đó cơ quan công an là cơ quan hành pháp mà lại thực hiện việc tạm giữ người không tuân theo thủ tục, tạm giữ người theo thủ tục hành chính TT 42/2012/TT-BCA & Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. bênh cạnh đó việc tạm giữ người của cơ quan Công an này lại không ra thông báo cho người nhà của em học sinh này được biết.
Vì một lý do nào đó Nhà trường báo cho cơ quan Công an này là đã tìm được tiền & sau đó em học sinh này được cho về. Một điều đáng nói là nhà trường chỉ họp xong rồi rút kinh nghiệm, thậm chí là phòng giáo dục tiểu học thuộc sở giáo dục thành phố hồ chí minh cũng chỉ đưa ra quan điểm là rút kinh nghiệm trên toàn địa bàn.
Riêng quan điểm cá nhân của em thì vấn đề này không đơn giản chỉ là rút kinh nghiệm, nếu anh là công chức thì sở giáo dục ít nhất cũng phải kiểm điểm lại hành vi của cá nhân giáo viên này nói riêng và cảnh cáo ban giám hiệu nhà trường. về phía gia đình có thể đưa vấn đề này tòa án để nhận được lời xin lỗi thích đáng, vì hành vi này cấu thành tội vu khống theo BLHS
Điều 122. Tội vu khống
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.