Trang

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp còn nhiều bất cập

Xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp còn nhiều bất cập: Hiện nay, Việt Nam đã có đủ các biện pháp, chế tài xử lý các hành vi vi phạm về SHTT nói chung và Kiểu dáng Công nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, công tác thực thi nhìn chung còn yếu, […]



Trước tình hình vi phạm ngày càng trở nên phổ biến, tinh vi, việc bảo vệ quyền Kiểu dáng Công nghiệp rất cần sự vào cuộc của toàn xã hội. Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp phải là người chủ động trong việc bảo vệ quyền Kiểu dáng Công nghiệp của mình. Trước hết, doanh nghiệp phải có ý thức đăng ký bảo hộ Kiểu dáng Công nghiệp cho sản phẩm do mình sản xuất ra. Tiếp theo, khi đối mặt với hành vi vi phạm quyền Kiểu dáng Công nghiệp của mình, doanh nghiệp phải tiến hành ngay các công việc cần thiết để yêu cầu cơ quan thực thi xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

Về phía Nhà nước, cần cải cách bộ máy hành chính và phân công lại chức năng, quyền hạn của từng cơ quan thực thi quyền SHTT theo hướng bố trí một cơ quan làm đầu mối tiếp nhận, thụ lý các đơn yêu cầu xử lý hành chính, từ đó đề xuất các biện pháp xử lý. Tăng cường công tác thanh tra và sự phối kết hợp của các cơ quan chức năng để xử lý kịp thời khi phát hiện vi phạm. Bên cạnh đó, cần sắp xếp lại và tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi.

Việc bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý để có đủ các chế tài xử lý và xử lý hiệu quả là rất cần thiết. Có nhiều ý kiến cho rằng, cần tăng mức phạt xử lý vi phạm hành chính đến mức đủ sức răn đe. Ngoài ra, cần phải bổ sung cơ sở để xác định mức phạt một cách cụ thể vào các văn bản pháp luật hiện hành. Hiện nay, do gặp khó khăn trong việc xác định mức phạt, nhiều cơ quan thực thi thường “ước lệ” mức phạt, và cũng do tâm lý luôn cân nhắc đến khả năng thi hành nên mức phạt đưa ra thường thấp so với giá trị hàng hóa bị vi phạm. Theo Luật SHTT (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ năm 2010, mức phạt tiền ít nhất bằng giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá 5 lần giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được như quy định trước đây (khoản 4 Điều 214 Luật SHTT cũ) được thay thế bằng mức phạt do Chính phủ quy định phù hợp với pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính (tối đa là 500 triệu đồng). Tuy nhiên, căn cứ để xác định mức phạt này vẫn còn chưa rõ ràng, chưa kể mức phạt tối đa được quy định là 500 triệu đồng nếu xét tới các hành vi vi phạm quyền SHTT mang lại lợi nhuận cao như sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy và phụ tùng là còn quá thấp.

Biện pháp trước mắt là phải tiến hành phổ cập kiến thức về SHTT cho toàn xã hội. Từ các doanh nghiệp chủ thể quyền SHTT, đến người dân và đặc biệt là các cán bộ chuyên trách trong xử lý vi phạm. Cuối cùng, nên cân nhắc đến việc hình thành tòa án SHTT chuyên xử lý các vụ vi phạm về quyền SHTT. Ở một số nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ và ngay cả ở châu Á như Malaysia, Singapore đã có tòa án SHTT riêng, bao gồm các thẩm phán và cả các chuyên gia trong lĩnh vực SHTT, nên việc xử lý vi phạm quyền SHTT rất hiệu quả. Tuy nhiên, trong khi chưa thành lập được tòa án chuyên môn, cần thành lập cơ quan trọng tài SHTT gồm đại diện các cơ quan chuyên trách để có thể đưa ra những ý kiến thống nhất trong việc xử lý vi phạm, giúp bảo vệ quyền SHTT nói chung và quyền Kiểu dáng Công nghiệp nói riêng cho các doanh nghiệp một cách kịp thời, hiệu quả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét