Trang

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Dịch vụ xin giấy phép xây dựng.


      Giấy phép xây dựng là thủ tục, giấy phép của nhà nước cho phép cá nhân hay tổ chức xây dựng nhà ở, công trình. Ở Việt Nam trình tự, thủ tục xin và cấp giấy phép xây dựng được quy định trong Luật, Nghị định, Thông tư và các hướng dẫn thi hành chi tiết.

Quy trình xin giấy phép xây dựng

  • Thành phần hồ sơ:
  • Đơn xin cấp phép xây dựng – 03 bản chính.
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất, kèm theo trích lục bản đồ hoặc trích đo trên thực địa hoặc sơ đồ ranh giới lô đất – 03 bản sao đã được công chứng, chứng thực.
  • Hồ sơ thiết kế – 04 bộ (bản chính).
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của tổ chức, chứng chỉ hành nghề của các cá nhân chủ trì thiết kế, kết cấu, khảo sát – 03 bản sao đã được công chứng, chứng thực.
  • Chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền – 03 bản sao.
  • Quyết định phê duyệt và báo cáo kinh tế kỹ thuật – 03 bản sao.
  • Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC (nếu có) – 02 bản sao.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường (nếu có) – 02 bản sao.
  • Trong trường hợp không có bản sao về nhà đất thì phải có văn bản xác nhận của UBND xã, thị trấn nơi cư ngụ.

Các ghi chú khác:

  • Trong trường hợp hồ sơ sau khi thẩm định không đạt yêu cầu thì phải lập văn bản nêu rõ lý do. Hồ sơ nộp lại lần 2 coi như đã đạt yêu cầu, chỉ cần chờ đến ngày nhận quyết định chính thức.
  • Định kỳ 1 thàng 1 lần, chuyên viên thẩm định phòng Công thương lập Báo cáo (BM/HT-01/04) báo cáo việc cấp phép xây dựng trong tháng cho Lãnh đạo uỷ ban.
  • Bộ phận TN & Trả KQ khi giao kết quả cho người dân phải thu lại Biên nhận hồ sơ.
  • Đối với các trường hợp hồ sơ chuyển từ công đoạn trước đến công đoạn sau bị trễ ngày so với qui định thì xử lý như sau:
  • Trễ 01 ngày thì người tiếp nhận công đoạn tiếp theo lập Phiếu kiểm soát sản phẩm không phù hợp (BM/QM-01/08) yêu cầu bộ phận gây nên sự không phù xử lý.
  • Trễ từ 02 ngày trễ lên thì người tiếp nhận công đoạn tiếp theo lập Phiếu yêu cầu hành động khắc phục – phòng ngưà (BM/QM-01/09) yêu cầu bộ phận gây nên sự không phù hợp thực hiện hành động khắc phục.
Nếu bạn muốn biết chi tiết hơn thì hãy xem ở đây hoặc gọi trực tiếp cho Topiclaw để được tư vấn miễn phí.