Trang

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Việt kiều có quyền thành lập doanh nghiệp không?

Ai được quyền thành lập, ai được quyền góp vốn vào Doanh nghiệp?

Các quy định về quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp và quyền góp vốn vào doanh nghiệp được quy định như sau:
Mọi tổ chức (không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính), mọi cá nhân (không phân biệt nơi cư trú), trừ 7 nhóm đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005 đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài (thường trú và không thường trú tại Việt Nam) và tổ chức nước ngoài.

Mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền góp vốn vào công ty TNHH, CTCP,CTHD trừ các đối tượng sau:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

Một người có thể thành lập tối đa bao nhiêu doanh nghiệp?

Pháp luật có những hạn chế nhất định liên quan đến quyền thành lập doanh nghiệp như sau:
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân. (Khoản 3, Điều 141, Luật Doanh nghiệp năm 2005);
- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. (Khoản 1, Điều 133, Luật Doanh nghiệp 2005);
- Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. (Khoản 2, Điều 133, Luật Doanh nghiệp 2005);
Trừ những trường hợp trên thì bạn có thể góp vốn thành lập bao nhiêu công ty cũng được.
Một người có được làm đại diện theo pháp luật của 2 công ty không?
Một người có thể làm đại diện theo pháp luật của nhiều công ty trừ  trường hợp sau:
(Theo điều 116 Luật doanh nghiệp) Thì giám đốc công ty cổ phần không được làm giám đốc công ty khác.
Vì vậy bạn có thể làm đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần mà  không mang chức danh giám đốc (Bạn có thể giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị) vì vậy bạn có thể làm đại diện theo pháp luật nhiều công ty. Điều này luật không cấm.

Việt kiều có quyền thành lập doanh nghiệp không?

Theo khoản 2 điều 13 luật doanh nghiệp 2005 thì việt kiều được quyền mua lại vốn của doanh nghiệp.
Nhưng Theo (điều 13 Luật quốc tịch) “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam”.
Vì vậy nếu việt kiều chưa thỏa điều kiện quốc tịch (chưa xác định là mình có quốc tịch Việt Nam) thì xem như người nước ngoài vì vậy khi đăng ký thành lập họ bị hạng chế một số vấn đề như: Lĩnh vực hoạt động, tỷ lệ góp vốn…
Ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có bị hạn chế không?
Doanh nghiệp được tự chủ đăng ký và thực hiện kinh doanh các ngành, nghề không thuộc đối tượng hạn chế của pháp luật.
Doanh nghiệp bị cấm kinh doanh các ngành, nghề gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân,
Đối những ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định hoặc chứng chỉ ngành nghề doanh nhiệp cần phải chứng nhinh những điều kiện trên với cơ quan đăng ký kinh doanh khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Cần phải chứng minh vốn khi đăng ký kinh doanh không?
Theo quy định của pháp luật thì khi đăng ký kinh doanh không cần chứng minh về vốn tùy thuộc vào quy mô hoạt động của công ty mà doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn điều lệ hợp lý.
Tuy nhiên đối với một số ngành nghề pháp luật đòi hỏi về vốn pháp định như: Ngân hàng, kinh doanh bất động sản, dịch vụ bảo vệ… thì doanh nghiệp phải chứng ninh khả năng tài chính của mình. Trong trường hợp này thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.